Cây Cỏ Hôi còn gọi là cây cây cứt lợn, hoa ngũ vị, cây bù xít, thắng hồng kế, cỏ thúi địt. Danh pháp khoa học: Ageratum conyzoides Họ Cúc Asteraceae.
Cây Cỏ Hôi (cây cứt lợn) Tên Tiếng Anh là Billygoat-weed, Chick weed, Goatweed, Whiteweed, Mentrasto.
![[3] Cây Cỏ Hôi chữa trị bệnh gì ? Đặc điểm nhận dạng 12 Hình ảnh cây cỏ hôi](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/04/cay-co-hoi-1-1024x536.jpg)
Mục Lục
Đặc điểm hình dạng, nhận dạng cây cỏ hôi
Cỏ hôi là loài thân thảo cao 0,5–1 m có lông bao quanh thân tập trung nhiều ở phần ngọn.. Lá cây cỏ hôi hình trứng, có răng cưa dài từ 2-6 cm, màu từ xanh nhạt đến xanh tím tùy loài. Hoa có màu trắng hoặc màu tím hoa cà.
Có 2 loại cỏ hôi đó là: Cây cỏ hôi bông trắng, Cây cỏ hôi bông tím
![[3] Cây Cỏ Hôi chữa trị bệnh gì ? Đặc điểm nhận dạng 13 Cây cỏ hôi bông tím](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/04/cay-co-hoi-tim-1024x536.jpg)
![[3] Cây Cỏ Hôi chữa trị bệnh gì ? Đặc điểm nhận dạng 14 Cây cỏ hôi bông trắng](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/04/cay-co-hoi-trang-1024x535.jpg)
Cây cỏ hôi mọc ở đâu
Cỏ hôi là loài cỏ dại rất phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên gần đây chúng ngày càng ít đi do bị xâm lấn bở các loài ngoại lai. Chúng thường mọc ở đồng cỏ, rừng, đất hoang, bãi trống, ven đường, vùng ven sông, đất ngập nước, cồn cát ven biển, đồng cỏ thoái hóa.
Thành phần dược liệu Cây Cỏ hôi
Thành phần chính trong Cỏ hôi là tinh dầu, chiếm khoảng 2%. Ngoài ra, nó còn có các hoạt chất khác như: ageratochromen, caryophyllene, cadinen, ageratochromen, alcaloid và saponin.
Trong đó, 4 hoạt chất đầu vẫn đang được nghiên cứu về đặc tính, tác dụng sinh học và hóa học. Còn 2 thành phần sau: alcaloid và saponin, các nhà khoa học đánh giá rất cao về giá trị dược liệu.
![[3] Cây Cỏ Hôi chữa trị bệnh gì ? Đặc điểm nhận dạng 15 Bài thuốc cây cỏ hôi](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/04/cay-thuoc-dan-gian.jpg)
Cây cỏ hôi có công dụng, tác dụng chữa bệnh gì
Theo Y học dân gian. Cỏ hôi về tính vị có tính mát, vị cay và đắng. Người ta không dùng nó làm thực phẩm hoặc thức ăn cho gia súc. Thay vào đó, loại cây này có khá nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cây Cỏ Hôi gội đầu trị gàu, giảm ngứa da đầu, làm tóc suôn mượt
Cách sử dụng: lấy 200g cây tươi đem nấu chung với 20g quả bồ kết nướng. Dùng gội đầu 3 lần/tuần.
Cách chữa trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng bằng Cây Cỏ Hôi
Cách 1: Lấy lá cỏ hôi giã nát, dùng bông thấm nước nhét vào từng bên lỗ mũi bị bệnh.
Cách 2: Dùng 15 – 30g cành và lá khô của cỏ hôi sắc với 1/2 lít nước lấy 200ml. Khi thuốc còn đang bốc hơi mạnh, hãy xông mũi cho đến khi nguội thì chia 2 lần uống.
Cách 3: Kết hợp 100g cỏ hôi với 10g lá chanh và 50g long não. Tất cả các vị trên dùng ở dạng tươi, đem sắc với 300ml cho cạn còn 100ml. Dùng xông mũi ngày 3 lần trong 10 ngày liên tục.
![[3] Cây Cỏ Hôi chữa trị bệnh gì ? Đặc điểm nhận dạng 18 Thành phần cây cỏ hôi](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/04/cay-co-hoi-1-1.jpg)
Cây cỏ hôi có độc không ? có tốt không ?
Theo Wikipedia ăn cỏ hôi nhiều có thể gây ra các tổn thương và khối u ở gan . Đã xảy ra một vụ ngộ độc hàng loạt ở Ethiopia do ăn cỏ hôi . Cỏ hôi có chứa Pyrrolizidine alkaloids lycopsamine và Echinatine .
Pyrrolizidine alkaloids (PA) là chất độc đối với con người và động vật. PA trải qua một quá trình thải độc do chuyển hóa trong gan, đây là cơ quan đích đầu tiên gây ngộ độc PA.
Nhiều trường hợp say PA ở người trên toàn thế giới đã được báo cáo đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, lý do của những cơn say này là do ô nhiễm PA trong thực phẩm.
![[3] Cây Cỏ Hôi chữa trị bệnh gì ? Đặc điểm nhận dạng 19 Tinh dầu cây cỏ hôi](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/04/tinh-dau-cay-co-hoi.jpg)
Nước cất tinh dầu cây cỏ hôi
Hiện nay cỏ hôi đã được chưng cất thành tinh dầu với tỉ lệ phần trăm cao dễ sử dụng. Sản phẩm đóng chai 10 ml có giá 160.000 vnđ đang bán tại Shopee. Mọi thông tin về sản phẩm có thể tìm hiểu
Thông tin khác về cây Cỏ Hôi
Cây cỏ Hôi chữa tiêu chảy không ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy như do thực phẩm không đảm bảo, rối loạn vi khuẩn đường ruột, mắc các bệnh về dạ dày, hội chứng ruột kích thích, ăn phải thức ăn lạ, nguồn nước bị ôi nhiễm …
Trong thành phần Cỏ hôi có các chất kháng viêm hiệu quả tuy nhiên cũng chứa các chất độc nhằm bảo vệ cây đối với các loại côn trùng ( côn trùng thường không ăn loài cây này). Nên việc ăn, uống cỏ hôi để chữa bệnh tiêu chảy là không nên.
![[3] Cây Cỏ Hôi chữa trị bệnh gì ? Đặc điểm nhận dạng 20 Thành phần cây cỏ hôi](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/04/thanh-phan-cay-co-hoi-1.jpg)
Cây cỏ hôi trị mụn nhọt, mẩn ngứa không ?
Trong thành phần của cỏ hôi có 1 số dược tính kháng viêm hiệu quả nên có thể sử dụng để trị mụn nhọt dạng nhẹ.
Cách sử dụng: Rửa sạch cây với nước muối loãng, sau đó giã nát cây hoa cùng với một chút muối. Kế đến sử dụng bã đắp lên khu vực bị mụn nhọt hoặc lở loét xuất hiện sẽ giúp sát khuẩn, làm dịu cơn đau ngứa.
Cây bù xít ( cỏ hôi) cầm máu không ?
Cơ chế cầm máu là khả năng làm tăng tổng lượng prothrombin (yếu tố giúp đông máu), có cơ chế giống với vitamin K (là thành phần quan trọng giúp tổng hợp ra các yếu tố đông máu). Hoạt tính này đã được kiểm chứng trên cây nhọ nồi. Tuy nhiên hoạt tính này chưa được kiểm chứng trên cỏ hôi.
Uống nước cây cỏ hôi có được không ?
Như đã nói ở trên cỏ hôi có chứa thành phần Pyrrolizidine alkaloids (PA) là chất độc đối với con người và động vật. PA trải qua một quá trình thải độc do chuyển hóa trong gan, đây là cơ quan đích đầu tiên gây ngộ độc PA. Nhiều trường hợp say PA ở người trên toàn thế giới đã được báo cáo đầy đủ.
Vì vậy loài cây này chỉ nên sử dụng ngoài da, uống nước loại cây này để chữa bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Thông tin trong trang web này được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như các công trình tham khảo về cây thuốc. Nó không thay thế cho lời khuyên hoặc điều trị y tế và RUNGASIA.COM không có ý định cung cấp bất kỳ lời khuyên y tế nào. Người đọc nên luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hoặc tiêu thụ một loại cây cho mục đích chữa bệnh.