[5] Cây Khúc Khắc có mấy loại ? cách nhận biết, cách trồng

Cây Khúc Khắc còn được gọi là Thổ Phục Linh, Dây Khum, Hồng Thổ Linh, Sơn Trư Phấn, Sơn Kỳ Lương, Linh Phạn Đoàn. Loại cây này mọc rất nhiều ở những khu đất hoang ở nước ta.

Hình ảnh cây khúc khắc

Mục Lục

Cây Khúc Khắc rừng có mấy loại ? Cách nhận biết

Trong chi Khúc Khắc có rất nhiều loài có tác dụng tương tự nhau. Trong đó có 6 loài phổ biến ở Việt Nam sau:

Khúc khắc lá dài :

Danh pháp khoa học: Smilax glabra là một loài cây leo, thân mềm, không gai thuộc họ Smilacaceae. Lá hình Ovan dài, gốc lá hơi hình tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn. Cụm hoa hình táng, mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ gồm hoa đực và hoa cái riêng biệt. Quả hình tròn, đường kính 8 đến 10mm, khi chín thường có màu đen, quả có 2 đến 4 hạt hình trứng.

Hình ảnh cây khúc khắc

Khúc khắc lá trái táo

Danh pháp khoa học: Smilax anceps là cây dây leo không có gai. Lá hình tròn, ở gần cuốn lá và đuôi lá hóp vào thành hình trái táo, lá dày màu xanh lá chuối.

cay khuc khac la trai tao

Khúc khắc lá khoai

Danh pháp khoa học Smilax aristolochiifolia là cây dây leo không có gai, thân mềm non ở phần ngọn. Lá có hình bạnh vè gần cuống, thuôn nhỏ dài ở đuôi như lá khoai lang, lá mỏng màu xanh lục không trơn nhẵn như loài khác.  Hoa màu vàng mọc ở nách lá.

Cây khúc khắc

Khúc khắc lá trái tim

Danh pháp khoa học: Smilax aspera là cây thân leo có gai. Lá mọc cách hình trái tim thuôn nhọn ở đuôi lá. Lá trơn nhẵn màu xanh đậm. Hoa có cuốn hoa dài màu trắng.

Cây khúc khắc lá trái tim

Khúc khắc lá lốt

Danh pháp khoa học: Smilax azorica là cây dây leo không có gai. Thường sống ở những vùng núi đá. Lá mọc cách có hình và gân lá như lá lốt, 2 mép lá có xu hướng úp vào nhau. Lá có màu đỏ nhạt lúc non càng xanh lúc về gìa

Khúc khắc lá lốt

Khúc khắc thân lùn

Danh pháp khoa học Smilax biltmoreana là cây bụi nhỏ thường sống trong các tán lá rừng. Thân lùn chỉ cao từ 30 – 40 cm.  Lá mỏng màu xanh lục nhạt, hình tim hơi bầu đuôi lá nhọn. Lá mọc sát nhau theo hình rẻ quạt nhìn từ trên xuống.

Cây khúc khắc thân lùn

Củ Cây Khúc Khắc có tác dụng chữa được những loại bệnh gì

Theo Đỗ Tất Lợi, Củ  Khúc Khắc là thảo dược có vị ngọt, nhạt, tính bình, tác dụng vào 2 kinh can và vị. Củ Khúc Khắc có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau khớp xương, trừ sưng thủng.

Thành phần dược liệu của cây Khúc Khắc

Trong lá và ngọn non: Nước 83,3%, Protein 2,4%, Glucid 8,9%, Xơ 2,2%, Tro 1,2%, Caroten 1,6%, Vitamin C 18%.

Trong thân rễ, phần được sử dụng để làm dược liệu có chứa Tinh bột, Sitosterol, Stigmasterol, Smilax saponin, Tigogenin, β-sitosterol, Tannin, Chất nhựa, Tinh dầu.

Hình ảnh củ Khúc Khắc

Hình ảnh củ khúc khắc

Bài thuốc từ cây khúc khắc

Bài thuốc trị triệu chứng phong thấp, đau nhức xương khớp, mỏi gối

Khúc khắc 20g, dây đau xương, cốt toái bổ, tục đoạn, cẩu tích mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 tháng, chia làm 3 lần uống. Nên uống trước bữa ăn 1 giờ

Bài thuốc trị bệnh thấp khớp

Chuẩn bị: Khúc khắc, thạch cao, hy thiêm, ké đầu ngựa, ngạch mễ mỗi loại 20g. Ý dĩ, chi mẫu, liên kiều, đan sâm, tang chi, phòng phong, bạch thược mỗi vị 12g. Xương truật, quế chi mỗi loại 8g. Kê huyết đằng, tỳ giải, ngân hoa mỗi loại 16g Cam thảo 6g.

Cách thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần uống.

Bài thuốc củ khúc khắc

Bài thuốc Chữa phong thấp, bổ can thận, lưu thông khí huyết

Chuẩn bị 80g thổ phục linh (khúc khắc), hạ khô thảo nam (cây cải trời) 120g. Đem hai vị này sắc với 2 lít nước đến khi còn một nửa. Chia thuốc làm 4 lần uống sáng, trưa, chiều, tối.

Nên kiên trì thực hiện trong 1-2 tháng để cảm nhận công dụng của vị thuốc.

Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa

Sử dụng khúc khắc 30g, khoan cân đằng 20g, ngưu tất nam 20g, tầm gửi dâu 20g, cốt toái bổ 10g Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống

Bài thuốc chữa nổi mề đay, mụn nhọt, chốc lở

Dùng 15g thổ phục linh, sài đất 40g, kim ngân 20g, sinh địa 20g, ké đầu ngựa 15g, cam thảo dây 15g sắc với lượng nước vừa đủ. Khi nước cạn còn một nửa, tắt bếp, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Nên sử dụng mỗi ngày 1 thang từ 5-7 ngày để thấy công hiệu.

Bài thuốc chữa giang mai, ngứa dai dẳng

Thổ phục linh 40g, vỏ núc nác 30g, ké đầu ngựa, cam thảo dây mỗi vị 15g. Sắc uống ngày 1 thang

Trồng cây Khúc Khắc

Nhân giống cây khúc khắc

Có 2 hình thức nhân giống cây khúc khắc là nhân giống bằng hạt và bằng củ

Nhân giống bằng hạt: Qủa chín thu về chà hết toàn bộ lớp vỏ bên ngoài. Lưu ý chà thật sạch do lớp vỏ bên ngoài này sẽ ức chế nảy mầm của hạt. Sau phơi khô hạt rồi xử lý với nước ấm (2 sôi 3 lạnh) khoảng từ 4-6 tiếng là có thể mang ra ươm gieo ở vườn giống.

Nhân giống bằng củ: củ mua về để nguyên đất cắt ra thành từng đoạn sao cho có từ 1-2 mầm ngủ. Tiến hành ngâm củ với thuốc nấm Ridomil hoặc Macozeb rồi mới đem đi giâm.

Trồng cây khúc khắc

Kỹ thuật trồng Cây Khúc khắc  

Thời vụ trồng: ở miền Bắc nên trồng vào vụ xuân từ tháng 2-4. Ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-7. Nên trồng những ngày trời râm mát hoặc mưa nhỏ, trồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Loại đất: Đây là loài cây mọc dại nên đất có thể tận dụng đất đồi hoang hóa nhàn rỗi. Loài cây này không kén đất.

Mật độ trồng: Trồng thuần loài mật độ 0,5m x 1m, trồng 15000-20.000 cây/ha.  

Loài này phải có cây hoặc chỗ để bám cây mới phát triển mạnh được. Nếu không có chỗ bám thì cây gần như không phát triển và lụi tàn. Nếu không có điều kiện làm giàn thì trừa các cây bụi nhỏ lại để cây leo lên.

Mua bán cây giống Khúc Khắc

Hiện nay đã có một số mô hình trồng cây khúc khắc thử nghiệm nhưng chưa thu hoạch nên chưa thể đánh giá được năng suất, sản lượng. Đây là 1 loài cây dây leo mọc hoang ở rừng nên  cũng rất dễ trồng và chăm sóc.

Hiện nay giống cây đã được ươm bán. 1 số địa chỉ mua giống Khúc Khắc như Vườn ươm Hải Đăng. Địa Chỉ Vườn Ươm: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

giống cây khúc khắc

Giá cây khúc khắc giống bán lẻ: 25k/gcây SĐT 0966.446.329

Hạt giống cây khúc khắc

Nhu cầu mua hạt giống cây khúc khắc liên hệ theo Số điện thoại liên hệ 0988 774 076

Cách ngâm rượu Cây Khúc Khắc

Cách ngâm rượu nguyên củ

Bước 1. Củ Khúc Khắc sau khi thu mua về sẽ dùng bàn chải cứng để rửa sạch cát, đất bám bên ngoài củ. Vỏ Thổ phục linh rất nhám và cứng nên không sợ làm hỏng phần bên trong củ.

Bước 2. Củ Khúc Khắc sau khi rửa sạch sẽ để ráo nước và dùng rượu tráng cho sạch. Loại rượu tráng phải giống với rượu sử dụng để ngâm.

Bước 3. Cho củ Khúc Khắc vào bình và đổ rượu vào. Đậy kín nắp bảo quản ở những nơi khô ráo, sạch sẽ.

Ngâm rượu cây khúc khắc

Rượu Khúc Khắc sau một thời gian ngắn sẽ chuyển qua màu đen đậm. Cách sử dụng nguyên củ Thổ phục thường ít được sử dụng do thời gian ngâm rất lâu.

Củ rất cứng nên trong thời gian ngắn khó tiết hết các dược chất ra được. Rượu nguyên củ sẽ đẹp hơn về hình thức tuy nhiên sẽ không có vị thơm ngon

Cách ngâm rượu thái lát

Củ Khúc Khắc có thể mua loại nguyên củ sau đó về dùng máy cắt hoặc dao chặt thành từng phần từ 0.5cm đến 1cm. Cũng có thể mua loại đã được cắt sẵn tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn.

Dùng rượu tráng qua 1 lượt củ Khúc Khắc giống cách trên sau đó cho vào bình và đổ rượu vào. Với cách này dược chất trong củ sẽ ra nhanh hơn và mùi vị cũng thơm hơn so với cách để nguyên củ

Nếu ngâm rượu Khúc Khắc để sử dụng trong gia đình hằng ngày thì có thể ngâm theo cách này là tốt nhất

Tác dụng cây khúc khắc ngâm rượu

Khúc Khắc thường dùng độc vị ở dạng sắc uống hoặc đem đi ngâm rượu. Hiệu quả mà nó mang lại cho sức khỏe là vô cùng tuyệt vời. Điển hình như:

Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tăng tiết mồ hôi.

Giúp điều trị bệnh phong tê thấp, đau nhức gân xương, xương khớp, tê buốt, thoái hóa xương khớp.

Điều trị bệnh vẩy nến, mụn nhọt, rôm sảy, nước ăn chân.

Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa.

 

 Thông tin trong trang web này được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như các công trình tham khảo về cây thuốc. Nó không thay thế cho lời khuyên hoặc điều trị y tế và RUNGASIA.COM không có ý định cung cấp bất kỳ lời khuyên y tế nào. Người đọc nên luôn tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng hoặc tiêu thụ một loại cây cho mục đích chữa bệnh.

Trả lời