[5] Cây Mắc Khén có mấy loại ? Nhận biết thân, quả, hạt

Hạt cây Mắc Khén có mùi thơm và nếm hơi tê đầu lưỡi như nếm tinh dầu vỏ cam, chanh. Là loại gia vị rất phù hợp làm nước chấm, tẩm ướp các món nướng.

Hình ảnh cây mắc khén

Mục Lục

Cây Mắc Khén có mấy loại

Cây Mắc Khén có 1 loại để lấy hạt mắc khén, ngoài ra còn có 1 loại cây gỗ lấy hạt làm gia vị tương tự như Mắc Khén là cây Tiêu rừng. Cây Tiêu rừng là cây đặc sản ở Tây Nguyên có thân khác với Mắc Khén ở Tây Bắc.

Cây Mắc Khén rừng

Mắc Khén hay còn dược gọi là Hoàng mộc hôi, Sẻn hôi, Vàng me. Danh pháp khoa học: Zanthoxylum rhetsa thuộc họ Cam Chanh Rutaceae.

Thân cây mắc khén

Thân cây Mắc khén

Mắc khén là loại cây gỗ nhỡ cao từ 14 – 18m, thân thẳng, vỏ có nhiều gai mọc. Lúc cây còn nhỏ có màu xám gai nhọn và thưa, càng về già thân có màu nâu đậm, gai tạo tạo thành các nốt u sần khắp thân cây.

Lá cây Mắc Khén

Là loại lá kép lông chim một lần có từ 7 – 9 lá chét, lá chét mép phiến lá có răng cưa. Cuốn lá màu nâu đậm.

Quả Mắc Khén

Hoa mọc thành chùm màu xám trắng, mùa ra hoa tháng 6 – 7. Quả hình tròn, hạt hình cầu khi chín màu đen óng. Qủa bao gồm phần vỏ quả nứt ra và hạt bên trong.

Quả mắc khén chứa 0,24% alcaloid và tinh dầu, trong khi đó vỏ quả chứa d-terpinen, d-a-phellandren, 4-caren, b-pinen, d-a-dihydrocarvol, 4-terpinol và dl-carvotanacetone ngoài ra có chất kháng khuẩn.

Hạt Mắc Khén

Phần chúng ta sử dụng làm gia vị thực ra là phần vỏ quả có vị cay và thơm. Hạt Mắc Khén thực ra không có mùi vị có thể đãi bỏ khi sử dụng.

Mắc khén được sử dụng thành 1 gia vị phổ biến của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Hạt có mùi thơm và nếm có vị cay như tinh dầu vỏ cam, chanh.

Hạt mắc khén

Dùng Mắc Khén để tẩm ướp để nướng cá, nướng thịt, hoặc pha đồ chấm mà có Mắc Khén thì mùi vị độc đáo, thơm ngon hấp dẫn vô cùng. Tuy nhiên sử dụng nhiều có thể gây đắng.

Cây tiêu rừng

Cây tiêu rừng cũng là cây thân gỗ lấy hạt làm gia vị nhưng khác với cây mắc khén. Cây tiêu rừng là cây gỗ nhỡ cao độ 5-8m, thân vỏ xanh, trơn không có gai như Mắc Khén. Lá mọc so le, phiến lá hình mác dài độ 10cm, rộng 1,5-2,5cm,

Quả tiêu rừng tròn, giống hồ tiêu, nhưng không mọc thành chùm dài mà thành chùm từ 3 đến 4 quả.

Loại tiêu này mọc hoang rất nhiều ở khu vực Tây Nguyên, đặc biệt nhiều ở khu vực Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.

Cây Tiêu rừng

Tinh dầu tiêu rừng ngoài tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, trị các chứng đầy hơi khó tiêu, nó còn được biết đến như một tinh chất chống ô xy hóa mạnh mẽ, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm đau. Ngoài ra, tinh dầu này còn giúp chữa các chứng cảm lạnh, ho, đờm… và thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Cây Mắc Khén ở Nhật

Mắc Khén Nhật hay được gọi là tiêu Sansho Nhật Bản có tên khoa học: Zanthoxylum piperitum loại cây bụi hoặc cây nhỏ có gai thơm rụng lá thuộc họ cam quýt Rutaceae.

Quả Mắc Khén Nhật chín được nghiền thành bột được gọi là hạt tiêu Nhật là gia vị tiêu chuẩn để rắc lên món lươn nướng.

Quả xanh, lá non dùng làm gia vị, trang trí cho 1 số món ăn nổi tiếng ở Nhật Bản.

Cây Mắc khén nhật

Tác dụng của Cây Mắc Khén

Làm Gia Vị

Mắc khén là gia vị không thể thiếu, là linh hồn của các món ăn của các dân tộc Tây Bắc như thức chấm chẳm chéo món thịt nướng.  tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói.

Tác dụng chữa bệnh

Theo y học truyền thống quả Mắc Khén có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm se, kích thích, lợi tiêu hóa. Ngoài ra quả hạt Mắc Khén dùng trị đầy hơi, tiêu chảy, thấp khớp.

Giá hạt Mắc Khén

Hạt mắc khén chất lượng cao. Đảm bảo về độ thơm của hạt. Gía 100.000 vnđ /1 lọ 200 g đã rang xay,  180.000 vnđ/ 0,5 kg đã rang xay.

Liên hệ TẠI ĐÂY để được tư vấn và đặt hàng.

 

Gía sỉ hạt mắc khén trên sàn Thương mại điện tử Shopee 155.000 đ / 1kg

Liên hệ TẠI ĐÂY để được tư vấn và đặt hàng.

Kỹ thuật nhân giống ươm cây mắc khén bằng hạt

Hạt giống là loại hạt đảm bảo chín cây, hạt non cây sẽ sinh trưởng rất yếu. Hạt giống mua về đem ngâm nước rồi vớt hết các hạt bị lép, sâu.

Sau đó dem ngâm nước ấm với công thức 3 sôi 2 lạnh trong vòng từ 4-8 giờ. Tiếp tục ủ hạt trong túi vải, ( hoặc lót vải, bông lên rổ rồi trải hạt lên sau đó phủ vải bông lại), ngày tưới từ 2 lần đảm bảo đủ độ ẩm, nếu thời tiết lạnh thì đem ra phơi nắng hoặc tưới nước ấm.

Hạt ủ từ 10-15 ngày sẽ này mầm. Mang hạt nảy mầm trước đem cấy vào bầu. Lưu ý là hạt nảy mầm thì phải cấy liền không được để lâu cây sẽ yếu.  

Trước khi gieo hạt phun thuốc phòng trừ kiến mối để tránh các loài này cắn hại hạt mới gieo.

cay giong mac khen

Cây giống Mắc Khén

Hiện nay cây giống Mắc Khén đang được bán ở sàn Thương Mại Điện Tử LAZADA. Cây giống ươm bầu có chiều cao từ  10 – 15 cm bán với giá 55.000 vnđ/1 cây.

Liên hệ TẠI ĐÂY để liên hệ được tư vấn và đặt hàng

Kỹ thuật trồng Cây Mắc Khén

Thời vụ trồng: ở miền Bắc nên trồng vào vụ xuân từ tháng 2-4. Ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 4-6. Nên trồng những ngày trời râm mát hoặc mưa nhỏ, trồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Mật độ: Trồng thuần loài mật độ 6x6m đến 6x8m, trồng từ 200 đến 276 cây/ha tùy theo độ dốc của đất. Trồng làm cây cảnh khoảng cách tối thiểu là 6m vì loại cây này tán rất rộng.

Xử lý đất, Đào hố: kích thước 40x40x40cm, để đất màu ra 1 bên, đất cằn ra 1 bên đến lúc trồng thì chỉ kéo lớp đất màu xuống. Rãi vôi trước khi trồng từ 20-30 ngày để xử lý đất bị chua phèn, chất độc còn tồn trong đất.

Trồng cây: Trước khi trồng cần rải thuốc phòng trừ kiến mối. Lèn chặt phần gốc cây với đất để giúp cây cố định dáng đứng thẳng.

Trả lời