Cây sồi tên tiếng Anh là Oak. Ở Việt Nam tiếng địa phương hay gọi là cây Dẻ, cây De. Nước ta có 7 loài Sồi chính là Sồi Quang, Sồi Sim, Sồi Guồi, Sồi Đấu To, Sồi Dĩa, Sồi Duối, Sồi Đen. Thuộc Họ: Dẻ Fagaceae
Hình ảnh Cây Sồi
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 24 Hình ảnh cây sồi Việt nan](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/cay-soi-guoi-dd-1024x536.jpg)
Mục Lục
Các Loài Cây sồi ở Việt Nam
Sồi Quang
Danh pháp khoa học Quercus Chrysocalyy Họ Dẻ Fagaceae. Tên gọi khác Dẻ Quang, Sồi Đấu Vàng
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 25 la soi quang](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/la-soi-quang.jpg)
Mô tả
Thân cây sồi quang: Cây gỗ trung bình đến to, cao 15-25 m, đường kính 40-50 cm. Cành non lúc đầu có lông thua.
Lá cây sồi quang: dai như da, hình trứng thuôn hoắc hình trứng mũi mác, cỡ 11-16×4-5 cm, lúc non có lông màu nâu ở mặt dưới, chóp lá nhọn, gỗ lá hình nêm, mép có răng cưa thưa ở nửa ngọn, gân bên 8-10 đôi, song song song và tận mép, cuốn lá dài 1-1,5 cm.
Hoa cây sồi quang: Hoa cái mọc đơn độc trên một trục dài 1-2 cm, ở nách lá, vòi nhụy 3-5 cm, hơi dính nhau ở gốc
Đấu không cuống, hình đĩa hay hình chén cao gần 1 cm, đường kính 2,5 – 3 cm, mặt ngoài có 6-8 vòng đồng tâm khía răng và có lông màu vàng, đấu cao bằng ½ hạch. Hạt gần hình cầu hoặc hình trứng rộng hay hình con quay có mũi nhịn ở đỉnh, cao 2-2,8 cm, đường kính 2,5-3 cm, có sẹo lõm.
Môi trường sống: Cây sồi sống rải rác trong rừng nhiệt đới ẩm ở dộ cao 600-1500 m. Ở Việt Nam loài này phân bố ở Lai Châu, Lào Cai, Quảng Ninh
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 26 cay soi quan 2](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/cay-soi-quan-2-1024x535.jpg)
Gía trị sử dụng: Gỗ cây sồi quang là loại gỗ tốt dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng
Tình trạng bảo tồn: Loài có khu phân bố chia cắt, điểm cư trú ở Khe Và, Tiên Yên Quảng Ninh rừng đã bị chặt phá nghiêm trọng. Loài cho gỗ tốt, đã bị khai thác nhiều. Phân hạng: VU A1 c,d
Cây Sồi Sim
Danh pháp khoa học: Quercus Glauca. Tên gọ khác là Dẻ lá nhỏ, Dẻ xanh, Dẻ lá thiết tử, Sồi Trấn Ninh
Mô tả
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 27 cay soi sim](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/cay-soi-sim-1024x535.jpg)
Thân cây sồi sim: Cây gỗ nhỏ hoặc trung bình, thường xanh , cao 10-25 m, đường kính 15-30 cm. Cành non không có lông.
Lá cây sồi Sim: Lá hình trứng hoặc hình mũi mác, cỡ 6-8 x 2-3 cm, nhẵn ở cả 2 mặt, chóp lá thành mũi nhọn, gỗ lá hình nêm hay tù hơi lệch, mép lá có răng cưa ở nửa ngọn, gân bên 10-14 đôi, song song và tận mép, cuống lá dài 1-2,5 cm.
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 28 hoa soi sim](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/hoa-soi-sim.jpg)
Hoa cây sồi Sim: Hoa cái mọc đơn độc trên canh mang lá; Vòi nhụy 3cm, rất ngắn 1 mm rời. Đấu gần như không cuống, hình bán cầu hoặc hình nón ngược, cao 0,6-1 cm, đường kính 1,5-2cm, mặt ngoài có lông màu xám và 5-7 vòng đồng tâm với mép nguyên hay hơi khía răng cưa, đáu cao bằng 1/3 hạt.
Hạt cây sồi sim hình trứng hoặc thuôn có mũi nhọn ở đỉnh, cao 1,5-2,5 cm, đường kính 0,7-1,2 cm.
Sinh học: Ra hoa tháng 4 có quả tháng 9-10. Cây trung tính nhưng hơi ưa sáng, thích đất màu mỡ, ẩm và giàu mùn, mọc rãi rác trong rừng rậm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới mua mùa ở độ cao 600-1000m
Phân bố: ở Việt Nam Sồi Sim sống ở Sơn La, Gia Lai, Ninh Thuận. Trên Thế giới loài này được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào , Cam puchia
Tình trrạng: Loài có khu phân bố chia cắt, địa điểm cư trú ở Cà Ná, Ninh Thuận rừng đã bị chặt phá ngiêm trọng. Cay cho gỗ cứng và nặng, nên đã bị khai thác nhiều. Phân hạng VU A1c,d
Biện pháp bảo tồn: Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố
Sồi Guồi
Danh pháp khoa học: Quercus Langbianensis. Tên gọi khác: Sồi Bà Nà, Sòi Bảo Lộc, Sồi Đồng Nai, Sòi Lang Bian
Mô tả
Thân cây: Cây gỗ trung bình đến to, cao 15-28 m, đường kính 35-50 cm. Cành non có lông màu nâu vàng.
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 31 cay soi guoi dd 1](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/cay-soi-guoi-dd-1-1024x536.jpg)
Lá cây Sồi Guồi: Lá dai như da, hình bầu dục đến hình mũi mấc, cỡ 8-16 x 2,5 -4,5 cm, mặt dưới thường màu o liu và khi non có lông tơ, chóp và gỗ lá đều nhọn, mép có răng cưa nhọn ở gần chóp, gân bên 8-13 đôi, cong ở gần mép, cuống lá dài 1-2 cm.
Hoa cây sồi Guồi: Hoa cái chụm 2-3 ở trên 1 trục riêng, vòi nhụy 4-5. Đấu không cuống, hình chén hay hình bán càu, cao 1-1,3 cm, đường kính 2-3 cm, mặt ngoài có 4-5 vòng đồng tâm rộng với mép lượn sóng hay khiá taii bèo, đấu cao bằng 1/3 hạch. Hạt hình trứng ngược với mỏ nhọn ở đỉnh, cao 2,5-3 cm, đường kính 1,5-2 cm
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 32 la cay soi guoi](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/la-cay-soi-guoi.jpg)
Môi trường sống: Cây Sồi Guồi sống rải rác trong rừng nhiệt đới xanh ẩm , ưa đất đỏ bazan ở độ cao 900-200m. Ở Việt Nam Sồi Guối được tìm thấy ở Lào Cai, Đà Nẵng, Khahs Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng. Trên Thế Giới loài này ở Trung Quốc
Gía trị sử dụng: Gỗ dùng cho xây dựng
Tình trạng bảo tồn: Loài có khu phân bố chia cắt. Noi cư trú Khánh Hòa rừng đã bị chặt phá nghiêm trọng, ở các nơi khác loài bị khai thác lấy gỗ. Phân hạng: VU A1c,d
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 33 Sồi đấu to Quercus Macrocalyx](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/cay-soi-dau-to.jpg)
Sồi Đấu To
Danh pháp khoa học: Quercus Macrocalyx. Tên gọi khác của Sồi đấu to là Dể đài to, Mạy ko nam, Sồi nón cụt
Phân bố: Cây Sồi Đấu to sống ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 34 Cây sồi dĩa Quercus Platycallyx](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/cay-soi-dia-1024x536.jpg)
Sồi Dĩa
Danh pháp khoa học: Quercus Platycallyx. Tên gọi khác của Sồi dĩa là Dẻ cau, Dẻ nắp, Mạy có, Sòi cau.
Phân bố: Sồi Dĩa sống ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Nghệ An
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 35 Cây sồi duối](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/cay-soi-duoi-1024x535.jpg)
Sồi Duối
Danh pháp khoa học: Quercus Setulosa. Tên gọi khác của Sồi Duối là: Cơ ban, dẻ lào, Kơ đác, Sồi Cung, Sồi Lào.
Phân bố: Sồi Dĩa được tìm thấy ở Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 36 cây sồi đen Quercus Variabilis](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/cay-soi-den-2.jpg)
Sồi Đen
Danh pháp khoa học: Quercus Variabilis. Tên gọi khác của Sồi Đen: Dẻ bần, Dẻ đen
Phân bố: Sồi đen được tìm thấy Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình
Cây sồi Tenere
Cây Tenere là 1 cây huyền thoại ở vùng Tenere của sa mạc Sahara. Nó thật chất là một cây keo cô độc nhất thế giới. Từ cây Tenere này trong phạm vi từ 200-400 km không có 1 cây nào khác.
Cây này từng là mốc ( như Hải Đăng trong sa mạc) để dẫn đường các đàn lạc đà băng qua sa mạc sahara ở miền đông bắc Niger.
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 37 Cây sồi tenere](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/cay-soi-terene-1024x537.jpg)
Nó là cây duy nhất còn lại từ một nhóm cây mọc lên lúc mà sa mạc không khô khan bằng ngày nay, có lẽ là vào thế kỷ 18. Cây này đã đứng một mình trong hàng thập niên. Vào mùa đông năm 1938–1939, lúc mà người ta đào giếng nước gần cây, họ nhận thấy rằng rễ của cây mọc tới mức nước ngầm, cách mặt đất 33–36 m, tuy trên mặt đất nó cao không tới 3 m
Người ta cho rằng Cây Tenere bị đổ khi một người Libya lái xe đâm trúng nó vào năm 1973. Ngày 8 tháng 11 năm 1973, cây chết được đào lên và đưa đến Bảo tàng quốc gia Niger trong thủ đô Niamey.Về sau, một công trình điêu khắc bằng kim loại, phỏng theo hình cây, được xây dựng ở chỗ Cây Tenere ngày xưa
Cây sồi Nga ( Sồi Châu Âu)
Danh pháp khoa học: Sồi Trắng Quercus alba, Sồi Đỏ Quercus rubra Tên tiếng anh là White Oak, Red Oak
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 38 Cây sồi nga](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/cay-soi-nga-do-3-1024x536.jpg)
Sồi Nga Trắng
Loài này thường đạt đến chiều cao từ 24 đến 30 m khi trưởng thành, và tán của nó có thể trở nên khá đồ sộ do các nhánh dưới của nó có xu hướng vươn xa ra bên ngoài.
Tuổi thọ có thể sống từ 200 đến 300 năm, với một số mẫu vật thậm chí còn lâu đời hơn được biết đến.
Chúng thường chuyển sang màu đỏ hoặc nâu vào mùa thu, nhưng tùy thuộc vào khí hậu, địa điểm và di truyền của từng cây, một số cây gần như luôn có màu đỏ, hoặc thậm chí màu tím vào mùa thu.
Quả Sồi Nga thường không cuống, và dài tới 15 đến 25 mm, rụng vào đầu tháng Mười.
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 39 Cây sồi Nga trắng](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/cay-soi-nga-trang.jpeg)
Vỏ cây: Màu xám nhạt, thay đổi từ xám đen và trắng; nông, nứt nẻ và có vảy.
Gỗ: Màu nâu nhạt với dát gỗ nhạt màu; mạnh, dai, nặng, hạt mịn và bền.
Chồi mùa đông: Màu nâu đỏ, hình tù, dài 3 mm
Lá: mọc đối, dài 13–23 cm), rộng 7,5–10 cm. Hình trứng hoặc hình thuôn dài, có bảy đến chín thùy, thường là bảy thùy với các thùy tròn và các xoang tròn; thùy thiếu lông cứng; xoang có khi sâu, có khi nông. Trên cây non lá thường mọc ngược.
![[5] Đặc Điểm Cây Sồi Việt Nam (Cây Dẻ) 40 Gỗ cây sồi Nga](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/go-soi-nga-1024x535.jpg)
Gỗ sồi với đặc tính của nó không những làm nên những bộ sofa gỗ cao cấp chất lượng mà nó còn được xử dụng làm tủ bếp, tủ quần áo, kệ tivi, bàn ăn,… Với màu sắc bắt mắt cùng những vân gỗ đẹp lộng lẫy; những đồ nội thất làm từ gỗ sồi; mang đến cho không gian mà chúng hiện hữu một vẻ đẹp hài hòa và ấn tượng.