Cây Sung có mấy loại ? hợp với tuổi nào ? [5]

Cây sung phong thủy người ta còn gọi là cây Ưu Đàm Thụ hay cây Tụ Quả Dong là một loại cây cảnh được người Việt ưa chuộng mang ý nghĩa tâm linh và là biểu tượng của sự sung túc, trọn vẹn.

Đây là một trong những cây nằm trong bộ Tứ linh gồm cây Đa, cây Sung, cây Sanh và cây Si và bộ Tam Đa gồm Sung (Phúc), Lộc vừng (Lộc), Vạn Tuế (Thọ).

Cây Sung tên tiếng anh là  cluster fig, red river fig or gular. Sung mỹ là fig Danh pháp khoa học Ficus racemosa một loài cây thuộc chi Sung Ficus.

Hình ảnh cây sung

Mục Lục

Các loại Cây Sung

Có 4 loại Sung thường thấy trong đó 3 loại thường hay làm cảnh là Sung Tía, Sung Nếp, Sung Tẻ và 1 loại Sung Rừng ( cây Ngái).  

Cây Sung nếp

Đặc điểm Sung Nếp: lá cây bầu thuôn, một số Cạnh lá có răng cưa có từ 1 đén 4 răng cưa, trơn mịn, láng bóng trơn mướt Số răng cưa khác nhau cũng có thể là giống nếp khác nhau

cay sung nep

Mầm sung nếp có màu đỏ, hồng. Thân sung nếp thường có 1 lớp phấn, màu nâu xám. Quả sung nếp có núm lõm. Quả sung nếp ăn ngon, giòn.

Cây Sung tẻ

Đặc điểm Sung Tẻ: Lá sung tẻ dài như ngọn giáo từ 20 cm lớn hơn lá Sung Nếp, lá nhám có lông lá cứng cạnh lá không có răng cưa. Sung tẻ có mầm màu xanh.

Thân sung tẻ thường trơn nhẵn màu xanh pha với màu trắng đục.Qủa Sung tẻ có núm lồi

Cây Sung tẻ

Cây Sung Tía

 Đặc điểm Sung Tía: giống này rất dễ nhận ra có đọt đỏ, quả màu tía đậm.

 Cây sung rừng ( Cây Ngái)

Đây là loài cây mọc dại khá dễ nhầm lẫn với một số loại sung và cây vả. Nhiều người cho rằng quả ngái không ăn được như sung, vì nó có độc. Một số người từng ăn quả này cho biết bị nôn ói, chóng mặt.

Đặc điểm loài này là lá to dài từ 35-40 cm, quả lớn hơn quả Sung. Cuốn dài từ 3-4 cm. Qủa lúc xanh màu trắng nhạt, thân màu xám đốt cành đốt thân rất thưa.

Cây ngái

Cây Sung hợp với tuổi nào

Đây là loài cây có nhiều ý nghĩa trong phong thủy còn gọi là cây Ưu Đàm Thụ hay cây Tụ Quả Dong và được trồng để làm cây cảnh trong nhà. Chữ “Sung” được hiểu theo ý nghĩa là “Sung túc”, tức là mang lại sự sung túc, trọn vẹn.

Xét về mặt hình thái bên ngoài của cây ra lá xanh quanh năm, quả tròn trịa lúc nhúc tạo cảm giác sinh sôi nảy nở rất tốt về phong thủy. Loài cây này sẽ phụ trợ cho gia chủ làm ăn phát đạt, thăng tiến trong công việc. Ngoài ra, chúng cũng đem lại ấm no, hòa thuận cho gia đình.

Như vậy cây Sung  xét về tính phong thủy chung thì tất cả các tuổi đều có thể trồng 1 cây trong nhà làm cảnh. Tuy nhiên, bản mệnh của cây sung là mệnh mộc. Thế nên trong phong thủy có yếu tố khắc chế nhau. Do đó, những người thuộc mệnh Mộc, Hỏa, Thủy rất thích hợp trồng cây này.

Cây Sung mọc trước nhà

Cây Sung từ mọc trước nhà có nên không

Tục ngữ có câu: “Trước nhà không trồng dâu, sau nhà không trồng hòe”. cây cối quanh nhà được xem như xiêm áo, không có cây che chở, thì không thể bảo vệ sinh cơ.

Cũng theo quan niệm Dân gian có những ý sau:

 Nhà ở nơi thung lũng gió mạnh, không có cây che chở cũng không thể bảo vệ sinh cơ, không thể chống lại khí lạnh.

Nơi thôn dã mà cây cối tươi tốt, tất nhà phát vượng: cây cối xơ xác, tất nhà suy bại.

Cây cỏ tươi tốt sinh khí thịnh vượng, hộ ấm địa mạch, là phú quý hoàn cục.

Trước cửa ra vào hoặc cửa sổ không nên để các cây khô héo hoặc cây to che lấp cửa. Với vườn trước nhà, đặc biệt là vị trí trước cửa ra vào hay cửa sổ không nên trồng những cây có hình dáng không đẹp, cây có nhiều gai…

Không nên trồng nhiều loại cây lá rộng, rậm rạp trước nhà làm mất cân bằng âm dương cho sân vườn

Cây Sung mọc trước nhà

Với những không gian rộng thường sẽ trồng 2 hàng cây 2 bên nhà tạo sự vững chắc cho ngôi nhà.Nếu như chỉ có 1 cây duy nhất trước mặt tiền ngồi nhà thì nên tránh, nếu được thì nên chặt cây đi là là tốt nhất.

Như vậy xét lại tất cả các yếu tố trên thì Cây Sung mọc trước nhà tương lai nó sẽ là cây cổ thụ làm mất cân bằng âm dương cho ngôi nhà. 

Thân loài này thường giòn rất dễ gãy đổ, cành lá rất sum suê, quả chín rụng nhiều gây ẩm thấp không tốt cho phong thủy chung cả ngôi nhà. Nếu được thì chặt đi, hoặc đem bứng vào chậu làm cây bonsai, hoặc hãm tán hãm ngọn cho cây nhỏ lại.

Tại sao cây sung không ra quả

Các nguyên nhân Sung không cho qủa:

Tuổi cây: Sung mọc tự nhiên phải mất 5-7 năm mới cho quả, nếu chiêts cành thì mất 2-3 năm mới cho quả.

Cây không cho quả vì giống di truyền: Có 1 số cây ( số hiếm) không cho quả người ta gọi là cây đực.

Vấn đề với khí hậu: Sung là loại cây ưa sáng, nên đặt cây ở khu vực có ánh sáng tốt. Nếu thiếu ánh sáng cây sẽ không cho quả.

cay sung nep 1

Không cắt tỉa thường xuyên cho cây: Trong kinh nghiệm làm vườn, cắt tỉa cho cây làm phương pháp giúp cây khỏe mạnh, khả năng các chồi đậu quả cao hơn.

Khắc phục để cây cho quả:

Để cho cây sung cảnh ra quả bằng cách ngưng tưới nước 15-20 ngày, vặt bỏ lá. sau khi ra đợt lá mới, tiến hành chăm sóc để cây ra hoa và quả.

Thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 áp dụng cây sẽ ra quả vào cuối năm rất phù hợp trưng bày vào dịp tết.

Nếu cây vẫn chưa cho quả thì có thể dùng dao khía vài đường vào gốc cây cho nhựa chảy ra, điều này kích thích sung ra quả nhanh hơn. Bón thêm phân lân, xịt phân bón lá loại kích mầm hoa cho cây nhanh ra hoa.

Lá cây sung có tác dụng gì

Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lợn ba chỉ luộc, gỏi cá,… Lá sung tật – tức loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên thường được cho là ăn rất tốt

Lá sung có hình mũi giáo, đầu nhọn, phía cuống hơi tròn hơn. Khi lá còn non, cả hai mặt đều phủ lông. Lá sung thường có những nốt phồng, giống như bong bóng ở chiếc bánh đa nướng, đó là bị sâu P.syllidae ký sinh, gây ra.

la cay sung

Lá sung đang xanh tốt bị một số loài sâu thuộc nhóm P.syllidae sống ký sinh làm cho mặt lá đang nhẵn nổi lên những nốt phồng nhỏ gọi là lá sung vú hoặc lá sung có tật, sung cóc và được xem là tốt hơn lá sung thường.

Lá sung được Đông y xem là 1 bài thuốc có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh như: Lợi sữa, chữa nổi cục đổ ở lưng ngực, chữa gan nóng vàng da, chữa sốt, cảm cúm, chữa nổi mụn trên mặt, chữa tưa lưỡi.

Những câu hỏi liên quan đến cây sung

Cây Sung mỹ là cây gì ?

Mặc dù được trồng nhiều ở Nam Mỹ nhưng sung Mỹ lại có nguồn gốc từ Tây Á.

Sung mỹ có thể có cao từ 1.5 đến 2m, thậm chí là 6m. Đặc điểm nhận biết của loại cây này là lá có bản to, xẻ rãnh, gần giống với lá đu đủ. Ngoài ra, lá sung mỹ cũng không thể ăn sống và trái sung mọc từ nách lá chứ không mọc thành chùm như sung ta.

Cây sung mỹ

Với loại sung này, bạn có thể thu hoạch trái quanh năm, sản lượng trung bình có thể đạt từ 200 – 300 trái/vụ. Khi trồng ở Việt Nam, cây sung có thể cho trái sau 6 tháng và bạn có thể thu được trái sung chín vào 1 tháng sau.

Cây sung bonsai

Có lẽ cây sung khá thân thuộc với người dân Việt Nam. Rất nhiều người không những trồng cảnh ngoài vườn, sân mà còn trồng sung cảnh bonsai trong nhà.

Trồng và chăm sóc một chậu cây sung Bónai không hề khó. Nhưng để có một dáng cây sung cảnh đúng chuẩn bonsai thì các bạn cần lưu ý những điều nhỏ dưới đây.

Cây sung bonsai

Do là một loại cây háo nước. Nên cần phải đảm bảo nước cho sung. Vì vậy các bạn cũng phải lo lắng quá về vấn đề này. Sung là loài cây sở hữu bộ rễ chắc khỏe, ăn sâu và chịu được úng nên đó là lý do sung là một loại cây háo nước. Có thể trồng Sung bán ngập nước.

Ngoài ra sung là một loại cây ưa sáng, nên đặt cây ở ánh sáng tốt tránh nắng gay gắt.

Cây sung có hoa không ?

Quả Sung thuộc loại quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Hoa và hạt của nó thật ra là những chấm li ti nằm bên trong quả giả. Quả giả mọc từng nhóm trên thân cây và trên những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ. Chùm trái nhỏ lúc bung ra thật ra là cuốn của quả sung.

Hình ảnh cây sung đẹp

Cây Sung dáng huyền

Dáng huyền hay còn gọi là dáng thác đổ, trong tự nhiên là những cây mọc trên sườn núi dốc đứng. Do điều kiện hoàn cảnh địa hình, khí hậu cây phải mọc trên núi đá cheo leo, chống chịu những mưa bão, khắc nghiệt của thời tiết mà thân cây oằn mình gánh đỡ tạo nên dáng đặc trưng.

Cây sung dáng huyền

Khi trồng cây cảnh dáng huyền, chúng ta cũng cần tạo hình làm sao gốc cây ở trên chậu, thân cây có nhiều nhánh mọc sà xuống , tràn qua miệng chậu và thấp hơn đáy chậu, giống như một ngọn thác chảy qua những ghềnh đá cheo leo thì đẹp nhất. Đơn giản nhất các bạn có thể hình dung như dấu huyền trong tiếng Việt.

Để tạo dáng cây dạng này không quá khó, không kén cây, tuy nhiên vấn đề khó nhất là cần chọn gốc thật chuẩn để có cây bonsai cổ thụ mới giá trị.

Cây Sung 10 tỷ 100 tuổi

Cây này thuộc sở hữu của Anh Đặng Phùng Hiệp (Long Biên, Hà Nội) có tuổi đời gần 100 năm, sau khoảng 20 năm tạo tác, hiện cây sung bonsai cỡ đại được “hét” giá 10 tỷ đồng.

Cây này có tên “thành quả sung túc” vì nhìn cây vững trãi như một bức tường thành và có ý nghĩa con người chăm chỉ lao động sẽ có thành quả.

cay sung 10ti

Cây cao khoảng 2m, đường kính bệ rễ khoảng 3m. Gốc có nhiều rễ lớn nổi trên mặt đất và trên rễ lớn có nhiều rễ nhỏ, màu bệ rễ như đá đã hóa thạch.

Trả lời