Chim Bồ Nông Chân Xám là loài chim có trong Sách Đỏ Việt Nam cần được bảo tồn.. Danh pháp khoa học Pelecanus Philippensis Họ bồ nông Pelecanidae tên khác Lềnh khềnh.
Chim Bồ Nông Chân Xám tên Tiếng Anh là Spot Billed Pelican. Bồ Nông tiếng anh là Pelican.
Hình ảnh Chim Bồ Nông
![[1] Chim Bồ Nông Việt Nam 31 Chim bồ nông chân xám](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/chim-bo-nong-chan-xam-1024x535.jpg)
Mục Lục
Chim Bồ Nông Chân Xám Ở Việt Nam
Mô tả hình dáng
Chim bồ nông chân xám là một loài một loài chim lớn. Loài này dài từ 125–152 cm và nặng 4,1–6 kg vẫn thuộc hàng nhỏ trong các loài bồ nông. Mùa hè lông trên cổ kéo dài thành mào lông, màu nâu nhạt, các lông khác ở đầu và cổ màu trắng, gốc màu nâu. Lông bao cánh và cánh sơ cấp màu đen nhạt, lông vai, lông đuôi và lông cánh thứ cấp có màu nâu.
![[1] Chim Bồ Nông Việt Nam 32 Hình ảnh chim bồ nông](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/chim-bo-nong-chan-xam-1.jpg)
Phần còn lại của bộ lông màu trắng, phần cuối lưng, sườn và dưới đuôi phớt hồng tím. Mùa dông lông đầu, cổ và lưng có màu trắng, cánh và đuôi màu nâu
Mỏ Chim Bồ Nông
Mỏ Chim bồ nông đặc trưng bởi rất to, nhọn, chóp mỏ trên có móng cong, mỏ dưới có màng da rất rộng không có lông. Lúc kiếm ăn nó dùng cái da này kết hợp với phần mỏ trên như một cái lưới cào cá
![[1] Chim Bồ Nông Việt Nam 33 Chim bồ nông ăn cá](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/chim-bo-nong-an-ca-1.jpg)
Chim Bồ Nông săn mồi
Chim Bồ Nông thường kiếm ăn một mình hoặc theo nhóm chỉ hai hoặc ba con. Nó thường bơi dọc theo, nhẹ nhàng và chậm rãi, cho đến khi nó nhanh chóng ngụp đầu dưới nước và vớt cá ra ngoài cùng với khối lượng lớn của nước. Nước được đổ ra khỏi thành túi và cá sẽ bị nuốt chửng.
Đôi khi nó có thể hợp tác kiếm ăn với những con bồ nông khác hoặc với loài chim cốc. Cả đàn chim sẽ dồn cá về nơi nước cạn để bắt. Chim Bồ Nông xếp thành hàng khi đi kiếm ăn biểu hiện mối quan hệ hỗ trợ cùng loài. Với kiểu kiếm ăn này loài bồ nông sẽ đỡ mất sức hơn khi đi kiếm ăn 1 mình.
![[1] Chim Bồ Nông Việt Nam 34 Hình ảnh chim bồ nông](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/chim-bo-nong-khong-lo-1-1024x537.jpg)
Chim Bồ Nông ăn gì
Thức ăn của chim bồ nông chủ yếu là các loài cá, loài cá mà chúng đặc biệt thích là cá chép, cá trắm.. , đôi khi chúng có thể bổ sung vào chế độ ăn uống, bao gồm động vật giáp xác , sâu , bọ cánh cứng và các loài chim nước nhỏ , thường là chim đẻ và trứng, cả ếch đồng, chuột.
![[1] Chim Bồ Nông Việt Nam 35 Chim bồ nông ăn cá](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/chim-bo-nong-an-ca-3.jpg)
Sinh sản
Mùa sinh sản của chim bồ nông từ tháng 1-4, đẻ trung bình 2 trứng, ấp 31 ngày. Chim con được nuôi đến khi trưởng thành khoảng 2- 3 tháng là có thể tự đi kiếm ăn 1 mình.
Tiếng kêu Chim Bồ Nông
Chúng thường là loài im lặng mặc dù khi ở trong tổ của chúng, chúng có thể phát ra tiếng rít, càu nhàu để giao tiếp với các con khác.
![[1] Chim Bồ Nông Việt Nam 36 chim con bo nong chan](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/chim-con-bo-nong-chan-xam.jpg)
Con Bồ Nông Sống ở đâu
Chim bồ nông thường ở các vùng đất ngập nước như hồ, sông và ven bờ viển đặc biệt tại các cửa sông. Ở Việt Nam loài này được tìm thấy ở Nam Định ( Của sông Hồng, sông Đáy). Vùng duyên hải thành phố Hồ Chí Minh, vùng ven bờ biển đồng bằng sông Cửu Long ( Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang).
![[1] Chim Bồ Nông Việt Nam 37 phan bo bo nong chan](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/phan-bo-bo-nong-chan-xam.jpg)
Chim Bồ Nông có ý nghĩa gì
Gía trị: Nguồn gen quý có giá trị khoa học cao, màu lông và hình dáng đẹp hấp dẫn cho du lịch sinh thái. Chúng giúp cân bằng hệ sinh thái rừng.
Tình trạng bảo tồn: Số lượng của loài này đã bị giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do nơi kiếm ăn bị mất dần hoặc bị thu hẹp và bị nhiễu loạn nặng nề
Phân cấp: EN A1c,d B2b,c,e+3b,d
Biện pháp bảo vệ: Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng gây nhiễu loạn các bãi kiếm ăn của loài này ở các khu bảo tồn, bãi triều ở cửa sông Hồng, cửa sông Đáy, ven biển đồng bằng sông Cửu Long, vườn quốc gia Tràm Chim.
![[1] Chim Bồ Nông Việt Nam 40 Chim bồ nông khổng lồ](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/chim-bo-nong-khong-lo-1024x535.jpg)
Chim Bồ Nông khổng lồ
Danh pháp khoa học Pelecanus crispus là thành viên lớn nhất của họ bồ nông , và có lẽ là loài chim nước ngọt lớn nhất thế giới.
Chúng là loài chim bay cao thanh lịch, có sải cánh sánh ngang với chim hải âu lớn , và đàn của chúng bay theo đồng bộ duyên dáng. Với phạm vi trải dài qua phần lớn Trung Âu Á , từ Địa Trung Hải ở phía Tây đến eo biển Đài Loan ở phía Đông, và từ Vịnh Ba Tư ở phía Nam đến Siberiaở phía Bắc.
![[1] Chim Bồ Nông Việt Nam 41 Chim Bồ nông bay](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/chim-bo-nong-khong-lo-bay-1024x536.jpg)
Nó có chiều dài từ 160 đến 183 cm, nặng 7,25–15 kg và sải cánh 245 đến 351 cm . Trọng lượng trung bình của nó là khoảng 11,5 kg khiến nó có lẽ là loài chim bay nặng nhất thế giới, mặc dù là loài lớn nhất các cá thể giữa chim bán
Tổ là một đống cỏ, lau sậy, que củi sâu khoảng 1 m và ngang 63 cm. Tổ thường nằm trên hoặc gần mặt đất, thường được đặt trên các thảm thực vật nổi dày đặc.. Sinh sản bắt đầu vào tháng 3 hoặc tháng 4, khoảng một tháng trước khi bồ nông trắng sinh sản.
![[1] Chim Bồ Nông Việt Nam 42 Chim bồ nông con](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/chim-bo-khong-lo-con.jpg)
Loài này đẻ một lứa từ một đến sáu quả trứng. Trứng nặng từ 120 đến 195 g Quá trình ấp trứng, được phân chia giữa cả bố và mẹ, kéo dài từ 30 đến 34 ngày. Con non được 85 ngày và tự kiếm mồi khi 100 đến 105 ngày tuổi.
Loài Bồ Nông khổng lồ này đang bị đe dọa, số lượng cá thề loài này giảm sút nghiêm trọng do môi trường sống bị tàn phá bởi con người.