12 Loài Chim Gõ Kiến Ở Việt Nam & Thế Giới

Họ Chim Gõ Kiến Picidae gồm hơn 200 loài với những đặc tính tự nhiên rất dị biệt. Chúng đục khoét trên thân cây để tìm thức ăn, cũng có loài đục chi chít những lỗ trên cây chỉ để giấu thức ăn là những quả sồi. Dân gian kể rằng loài này có 1 loại bùa chú, khi chúng vẽ loại bùa này thì những cánh cửa bít sẽ tự mở ra. 

Chim Gõ Kiến tên Tiếng Anh là Woodpeckers .

Hình ảnh chim Gõ Kiến

chim go kien dau riu

Mục Lục

Các Loài Chim Gõ Kiến Ở  Việt Nam

Chim gõ kiến đầu rìu bụng trắng đầu đỏ

 Danh pháp khoa học: Dryocopus javensis chiều dài cơ thể từ 37-43 cm, là loài định cư hiếm đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sa Pa, Cát Tiên). Chúng sống trong rừng lá rụng thường xanh, rừng rụng lá, thỉnh thoảng trong rừng cây lá kim, rừng ngập mặn

Chim gõ kiến đầu đỏ Việt Nam

Chim gõ kiến xanh đầu vàng

 Danh pháp khoa học:Picus flavinucha Chiều dài cơ thể từ 31-35 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước được tìm thấy nhiều ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã, Chư Yang Sin, Cát Tiên, Bidoup Núi Bà.

Đặc trưng bởi 1 cái chùm lông màu vàng trên đầu. Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thông bản địa.

Chim gõ kiến xanh đầu vàng Việt Nam

Chim gõ kiến xanh bụng vằn đầu đỏ

Danh pháp khoa học: Picus xanthopygaeus Chiều dài cơ thể khoảng 27-30 cmlà loài định cư không phổ biến phân bố ở Nam Trung Bộ và Vườn Quốc Gia Yok Đôn. Chúng sống ở rừng khô rụng lá, cây tại các khu vực trống trải.

chim go kien xanh bung van dau do vn

Chim gõ kiến nhỏ đen đít đỏ

Danh pháp khoa học Dendrocopos darjellensis Chiều dài cơ thể từ 23-25cm, loài này được tìm thấy ở phía Bắc của Tây Bắc (Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sa Pa). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh trên núi cao.

Chim gõ kiến đen đít đỏ

Chim Gõ Kiến đầu đỏ

Danh pháp khoa học: Dendrocopos hyperythrus chiều dài cơ thể khoảng 19-23 cm, là loài định cư hiếm đến tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ, trú đông hiếm tại Tây bắc, Đông Bắc. Chúng sống trong rừng thông, rừng hỗn giao lá rộng thường xanh, thỉnh thoảng ở rừng rụng lá.

Chim gõ kiến đầu đỏ Việt Nam

Chim gõ kiến đầu rìu lưng vàng lớn

 Danh pháp khoa học Chrysocolaptes guttacristatus chiều dài cơ thể từ 29-32 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (Vườn Quốc Gia Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã, Chư Yang Sin, Cát Tiên, Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, rừng rụng lá, bìa rừng, rừng ngập mặn, rừng trồng lâu năm.

Chim gõ kiến lưng vàng lớn

Chim gõ kiến cổ đỏ

Danh pháp khoa học Blythipicus pyrrhotis chiều dài cơ thể từ 26-29 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, thỉnh thoảng trong rừng hỗn giao rụng lá.

Chim gõ kiến cổ đỏ

Chim gõ kiến đầu rìu đen họng trắng

 Danh pháp khoa học Hemicircus canente chiều dài cơ thể từ 15-17 cm, là loài định cư không phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Vườn Quốc Gia Cát Tiên, Yok Đôn). Chúng sống ở rừng khô rụng lá, rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, rừng tre nứa.

Chim gõ kiến đầu rìu đen

Các loài Chim Gõ Kiến Trên Thế Giới

Gõ Kiến Mỏ Ngà

Danh pháp khoa học Campephilus principalis Đây là loài đã mất tích và không có 1 báo cáo gì về loài này từ sau năm 2006, sau khi một nhóm nghiên cứu sinh báo cáo chính xác sự sống sót của chúng tại bang Florida, Hoa Kỳ.

Mô tả: Một con trưởng thành có thể cao tới 50cm, nặng 570gram, sải cánh rộng 75cm. Chúng có những dải màu xanh đậm với đốm trắng ở lông phía cổ và phần lưng. Con đực rất dễ nhận ra với chiếc mào đỏ rực kéo từ đỉnh đầu cho đến gáy.

Chim gõ kiến mỏ ngà

Loài gõ kiến này đã từng xuất hiện tại miền Nam nước Mỹ cho tới Cuba nhưng tiếc là nạn chặt phá rừng, đào hầm mỏ đã làm môi trường sống của chúng bị thu hẹp đến mức nghiêm trọng.

Các tổ chức bảo tồn thiên nhiên cũng đã tổ chức tìm kiếm sự sống sót của gõ kiến mỏ ngà ở các khu vực núi phía Nam Cuba và ở hai bang nước Mỹ là Arkansas và Florida.

Chim Gõ Kiến Đầu Rìu

Danh pháp khoa học: Upupa epops  chiều dài cơ thể từ 25–32 cm , với sải cánh 44–48 cm Nó nặng 46–89 g.

Loài này đặc trưng với mỏ dài, thon dài có màu đen với phần gốc màu nâu vàng. Loài nàycó đôi cánh rộng và tròn có khả năng bay mạnh mẽ. Chúng có kiểu bay đường bay nhấp nhô đặc trưng , giống như của một con bướm khổng lồ , do đôi cánh khép lại ở cuối mỗi nhịp hoặc chuỗi nhịp ngắn.

Là 1 loài chim  di cư phía bắc có nguồn gốc từ châu Âu , châu Á và nửa phía bắc của châu Phi .

Chim gõ kiến đầu rìu

Chim Gõ Kiến ăn hạt sồi (dự trữ thức ăn)

Môi trường sống của chúng là những khu rừng ở các vùng đồi núi ven biển và chân đồi của California, nơi có những cây sồi đầy trái.

Chim gõ kiến hạt sồi

Nơi sống của chúng đặc trưng các lỗ nhỏ được chim gõ kiến ăn hạt sồi đuc trên các thân cây và cành cay chết khô.

Sau đó di chuyển những hạt sồi và nhét đầy vào các lỗ trên thân cây này để lưu trữ thức ăn cho mùa đông và chuẩn bị thức ăn cho mùa sinh sản, ngoài ra chúng còn ăn cả côn trùng và các loại quả.

bua chim go kien

Chim Gõ Kiến Vẽ bùa

Trong chuyện dân gian có kể rằng loài chim gõ kiến có khả năng vẽ bùa để mở khóa, mỗi lần tổ của nó bị bít lại, nó vẽ bùa tấm gỗ sẽ tự bong ra.

Cũng vì vậy đạo chích thường hay sử dụng loại bùa này, để có được đạo bùa mở khóa

Câu chuyện kể rằng:

Những tên đạo chích tìm 1 cái tổ chim gõ kiến, canh lúc chim mẹ đi tìm mồi, trèo lên cây đóng đinh bốn góc, bít lỗ chim chui vào lỗ rồi rải 1 lớp đất mịn dưới gốc cây. Chim mẹ về thấy tổ bị khóa sẽ xà xuống ngay cạnh gốc cây nơi có tổ của nó để vẽ bùa.

Khi cảm thấy an toàn nó sẽ vẽ bùa để mở cửa, khi chim vẽ xong những tên đạo chích này đuổi chim đi ngay không nó sẽ xóa bùa.

Khi chi vừa cẽ xong tấm bùa dưới đất trên cây tấm ván sẽ tự mở, đạo chích sẽ ghi lại đạo bùa để đi mở khóa ăn trộm các nhà khác.

Thực hư chuyện bùa mở khóa còn là câu chuyện vẫn còn là điều huyền bí và chưa có sự chứng minh. Trong dân gian đã truyền tai nhau về loại bùa siêu nhiên của loài chim này.

Đặc Điểm Tự Nhiên

Chim Gõ Kiên Ở đâu

Chim Gõ Kiến sinh sống hầu khắp trên trái đất trừ những vùng đất quá lạnh không có cây cối. Thậm chí chúng còn ở những vùng chỉ toàn cây xương rồng ở châu Phi và lấy loài cây này để làm tổ.

Màu Của Chim Gõ Kiến

Bộ lông của chim gõ kiến có màu từ xám xịt, đỏ tía, nâu, xanh hoặc kết hợp màu đen trắng, đỏ tùy theo vùng khí hậu mà chúng có màu sắc để dễ dàng ngụy trang  đến dễ thấy.

Chim trống thường có màu sắc sặc sỡ và rỏ ràng hơn. 

chim go kien 3

Cấu tạo hộp sọ của Chim Gõ Kiến

Đầu giống như cái đục. Mỏ gồm ba lớp hình thành từ các protein keratin , collagen khoáng hóa sợi, và một lớp giữa làm bằng xương xốp kết nối hai lớp khác. Quanh hộp sọ qua một khoang đặc biệt, do đó làm đệm cho não

Não nhỏ, dịch não tủy ít. Bao quanh nó để ngăn nó di chuyển qua lại bên trong hộp sọ khi mổ, định hướng của não trong hộp sọ.

Hộp sọ bao gồm xương chắc chắn nhưng có thể nén được. Có 1 phần xương đàn hồi đi qua hai bên cột sống và quấn quanh vỏ não, trước khi kết thúc ở khoang lỗ mũi bên phải. Nó đóng vai trò của đai an toàn.

cau tao so chim go kien

Mắt của loài này một lớp màng dày đóng lại, bảo vệ mắt khỏi các mảnh vụn bay ra. Các màng này cũng ngăn võng mạckhỏi rách. Lỗ mũi của họ cũng được bảo vệ, giống như khe và có lông đặc biệt để bao phủ chúng.

Chim gõ kiến sử dụng những cú gõ thẳng như tên vào ngay thân cây góp phần làm giảm lực phản hồi, tránh gây chấn động lên đầu. Ngoài ra, cơ thể của loài chim này cũng được thiết kế với những chi tiết đặc biệt để giảm thiểu tác động tiêu cực.

Một phần nghìn giây trước khi thực hiện cú gõ, những khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại, trong khi mí mắt thì nhắm chặt làm cho một phần lực được giải tỏa xuống cơ ở cổ góp phần bảo vệ hộp sọ khỏi những cú đâm trời giáng.

Xương chịu nén ở sọ hợp lại tạo thành một lớp đệm bảo vệ. Đồng thời, mí mắt nhắm chặt giúp chim gõ kiến bảo vệ mắt khỏi bị các mảnh gỗ bắn vào và giữ con ngươi được cố định – tránh trường hợp lực tác động mạnh có thể làm văng hoặc lệch con ngươi.

Kiểu bay chim gõ kiến

Kiểu bay của chim gõ kiến

Kiểu bay của chim gõ kiến là kiểu bay vỗ cánh: cánh đập liên tục, bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh. Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi luồng gió

Chim gõ kiến sinh sản

Đặc Điểm Sinh Sản Của Chim Gõ Kiến

Chúng phải mất hàng tháng để đục những cái cây làm tổ, tổ của chúng thường được đục trên thân những cây gỗ lớn. Khoang tổ loài này làm rất công phu, kín đáo tránh được nước mưa nên tỉ lệ trứng nở cao hơn các loài khác. Do tổ loài này rất chắc chắn nên thường xuyên bị các loài sóc, chim khác tranh giành.

Chim gõ kiến con

Loài Gõ Kiến là loài chung thủy 1 vơ 1 chồng, con trống làm nhiệm vụ làm tổ, kiếm mồi thay ca ấp trứng với con mái

Chim Gõ kiến mỗi lần đẻ từ 4-6 trứng trứng có màu trắng lúc gần nở màu xanh non Trứng được ấp khoảng 11–14 ngày trước khi nở.

 Chim non sống với bố mẹ từ 18–30 ngày sau đó là cần thiết trước khi chim non hoàn toàn đủ tuổi và sẵn sàng rời tổ.

Chim Gõ Kiến Ăn gì

Trong tự nhiên Chim Gõ Kiến chủ yếu ăn côn trùng trên thân cây và cành cây bao gồm kiến, mối, bọ cánh cứng và ấu trùng của chúng, sâu bướm, nhện, động vật chân đốt khác, trứng chim, chim yến, động vật gặm nhấm nhỏ, thằn lằn, trái cây, quả hạch và nhựa cây

Loài này hầu hết kiếm thức ăn bằng cách đục vào thân cây những vị trí mà có sâu để bắt mồi.

Ở một số loài chim gõ kiến thức ăn của chúng là quả hat, động vật nhỏ. Có 1 loài gõ kiến ăn hạt sồi với cách dự trữ thức ăn rất đặc biệt ở Mỹ.

Tổ chim gõ kiến

Chim Gõ Kiến Làm Tổ

Hầu hết các loài Chim Gõ Kiến làm  tổ trong thân cây gỗ , vị trí làm tổ của chúng luôn luôn ở trong các thân và cành cây, cách xa tán lá. Nếu có 1 thân cây chết thì chúng thường ưu tiên chọn hơn là cây sống.

Tổ chim gõ kiến

 Ở những nơi không có cây cối, một số loài đào lỗ trên cây xương rồng, một số loài khác đào hang ​​ trên các bờ đất, ​​đôi khi chọn những gò mối, có loài thích dùng tổ kiến ​​trên cây.

 Các tổ bỏ hoang của chúng rất quan trọng đối với các loài chim làm tổ khác

Chim Gõ Kiến Có Lợi ích gì

Về mặt sinh thái, chim gõ kiến ​​giúp giữ cho cây khỏe mạnh bằng cách giữ cho chúng không bị sâu đục thân ăn hàng loạt.

 Các loài ấu trùng côn trùng và bọ cánh cứng thường sống cây mục hoặc cây còn sống đục khoét trong thân cây làm cây chết. Chim gõ kiến ​​ăn bọ cánh cứng trong cây, loại bỏ ấu trùng sâu đục thân khỏi cây bị chết.

Đôi khi chúng xung đột với con người khi đục lỗ trong các tòa nhà hoặc ăn các loại cây ăn quả, nhưng thực hiện một dịch vụ hữu ích bằng cách loại bỏ côn trùng gây hại trên cây.

Khả năng đục lỗ trên thân cây khiến nhựa cây chảy ra, đây nguồn thức ăn quan trọng của một số loài. Trong đó có loài chim chích chòe kiếm ăn theo kiểu này.

Trả lời