[1] Chim Gọi Vịt và sự tích Bắt Cô Trói Cột

Chim Gọi Vịt là loài chim xuất hiện nhiều trong ca dao, truyện cổ tích gắn liền các miền quê với tiếng kêu da diết. Một trong những câu ca dao chúng ta được nghe rất nhiều là:

Vắng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Tiếng chim Bắt Cô Trói Cột

Mục Lục

Do nghe tiếng kêu của chim nên nhiều người Việt Nam nghe thành nhiều câu khác nhau: “bắt cô trói cột” hay “năm trâu sáu cột”, “khó khăn khắc phục”,  “Bắc quang Bắc mục”, “Hà Giang nước độc”, “bốn cô chín chục”, “chín cô bốn chục”, “năm trâu sáu cọc”, “trói cô vào cột”, “vua quan trói cột”, “đuổi Tây đánh Nhật”

Chim Gọi Vịt là chim gì ?

Chim Gọi Vịt Bắt còn được gọi là chim Bắt Cô Trói Cột, Năm Trâu Sáu Cột Danh pháp khoa học: Cuculus micropterus là loài chim thuộc họ Cu cu Cuculidae. Chim Gọi Vịt tên Tiếng Anh là Indian Cuckoo.

Hình ảnh chim gọi vịt

Đây là loài cỡ trung bình cơ thể gần bằng chim Cu, chim trống và chim mái bằng nhau về kích thước. Nửa thân trên có màu trắng còn nửa dưới có nhiều vạch rằn ri trắng đen.

Mùa sinh sản loài chim này từ tháng 3- 7 hằng năm. Trứng nở trong 12 ngày. Chim non trong tổ có miệng màu đỏ cam và viền màu vàng. Tròng mắt có màu nâu nhạt đến hơi đỏ.

Chim Gọi Vịt kêu báo hiệu điều gì ?

Ở khu vực Tây Nguyên và các vùng núi dãy Trường Sơn. Khi loài chim Gọi Vịt kêu là báo hiệu cho mùa khô hạn sắp đến. 

Chim Gọi Vịt

Người dân các vùng này thường truyền miệng nhau rằng loài chim này năm nào kêu nhiều thì báo hiệu mùa khô năm đó hạn hán nặng hơn so với các năm khác.

Trong quan niệm dân gian, khi có chim bay lượn vào nhà, làm tổ hay kêu hót được tin là điềm báo tốt, sẽ mang lại thuận lợi, may mắn và phước lành cho gia chủ cùng các thành viên trong gia đình.

Sự tích chim Gọi Vịt (Chim Bắt Cô Trói Cột)

Ngày xưa, có một bác lực điền tên là Ba ở trong một xóm dưới chân núi. Ba không có ruộng phải làm rẽ năm sào của một phú ông ở làng bên cạnh. Phú ông là tay giàu có nhất tổng: ruộng đất trâu bò ở rải rác các thôn xóm nhiều không đếm xiết.

Thấy Ba là tá điền cũ, tính nết thật thà chăm chỉ, lúc nào cũng nộp thóc sòng phẳng, phú ông có lòng tin giao cho bác nuôi trâu. Từ đấy công việc của bác Ba thêm bận rộn. Ngày ngày bác phải chăn một bầy trâu của phú ông từ độ ấy sinh nở tổng cộng đã được năm con.

su tich chim bat co tro cot

Tự nhiên một ngày nọ, phú ông lăn ra chết. Hắn chết giữa lúc tuổi còn khá trẻ. Phú ông chưa có con trai, chỉ có mỗi một cô gái nên bao nhiêu ruộng đất trâu bò đều về tay cô. Mà ruộng đất trâu bò của phú ông giao cho các tá điền nhiều thứ linh tinh phức tạp, có thứ đã làm giấy tờ phân minh nhưng cũng có thứ vì cái chết đột ngột xảy đến nên chưa có giấy tờ gì cả.

Cô con gái phú ông rất giống tính cha, lại là một người có mánh khóe vặt. Không bao giờ chịu để mất không cái gì cho người ngoài dù là những vật nhỏ mọn, Sau khi làm ma bố xong, cô gái mới bắt đầu đi kiểm soát một lượt gia sản của bố để lại.

Cô đến nhà bác Ba vào một buổi chiều. Lúc đó bác ta còn đi chăn trâu chưa về. Nhà này có nuôi trâu, cô biết, nhưng tất cả số trâu nuôi trâu đẻ được mấy con và lớn bé như thế nào thì hãy còn mập mờ. Trừ phú ông ra chả ai biết rõ. Mấy người đầy tớ chỉ nhớ mang máng cả mẹ đẻ con đẻ đâu năm sáu con.

Con trâu

Tục ở đây nuôi trâu không có chuồng. Người ta đóng ở góc sân những cái cột, tối về buộc mỗi con vào một cột. Thoạt vừa đến cô gái đếm ngay số cột được sáu cái: – “Sáu cột vị chi là sáu trâu” cô tự bảo thế. Cô không biết rằng trước đây một hôm vì có một cột gần gãy nên bác Ba phải đóng một cột khác, chưa kịp nhổ cái kia đi.

Lúc bác lực điền đánh trâu về, cô gái đếm đi đếm lại chỉ có năm con, bèn ngẫm nghĩ: – “Quái thật! Sao chỉ có năm. Có lẽ vì không có giấy tờ, nên nghe tin cha chết lão này đã bán trộm một con”. Bèn nói to:

– Này bác Ba. Còn một con nữa đâu?

Bác lực điền ngạc nhiên:

– Còn trâu nào nữa, tôi nuôi của cụ cả thảy chỉ có năm con.

Cô gái lý sự:

– Năm trâu sao lại sáu cột. Có lẽ bác đánh lạc mất một con trong rừng chứ gì?

Bác Ba đem việc cột gãy ra phân trần, nhưng cô nào đâu có nghe:

– Thôi bác chịu khó đi tìm cho tôi đi. Năm trâu sao lại có sáu cột?

Thấy cô ta lẩm bẩm mãi mấy tiếng “năm trâu sáu cột“, bác lực điền nổi xung:

– Chỉ có bắt cô trói vào cột này thì họa chăng mới thành sáu được!

Cô gái phú ông không phải là tay vừa, nhảy lên xỉa xói bác Ba. Bác Ba bực mình bỏ đi vào rừng. Cô tiếp theo chân bác. Rồi đó hai câu “năm trâu sáu cột” và “bắt cô trói cột” trở thành lời đối đáp của hai bên.

Sự tích chim gọi vịt

Cả bác Ba và cô gái về sau đều hóa thành chim. Hai con chim đó xuất hiện ở vùng rừng núi Thái-nguyên, Bắc-cạn là vùng xảy ra câu chuyện.

Hai con chim kiếm ăn từ nhá nhem cho đến mờ sáng: một con đàng này núi, một con đàng kia núi, một con kêu: “Năm trâu sáu cột“, một con đáp: “Bắt cô trói cột”. Người ta nhận tiếng kêu của từng con một mà đặt tên.

Chim gọi vịt trống mái

Phân biệt chim Gọi Vịt trống mái

Chim Gọi Vịt trống mái có  kích thước trung bình giống nhau. Chim mái khác với con đực ở cổ họng có màu xám nhạt hơn một chút và có nhiều màu nâu hơn ở ức và đuôi. Vệt đen rằn ri ở bụng hẹp hơn ở con trống.

Thức ăn của chim Gọi Vịt

Gọi Vịt ăn sâu bướm có lông và các loại côn trùng khác nhưng đôi khi ăn cả hoa quả. Chúng thường kiếm ăn ở các tán cây phía trên, săn bắt côn trùng, đôi khi chúng bay ăn mối bay, chuồn chuồn như chim én nhưng hiếm khi bay lượn ở phía dưới gần mặt đất.

Chim Gọi Vịt ở đâu ?

Chim gọi vịt phân bố rộng rãi trên khắp châu Á. Ở Việt Nam chúng thường sống ở các khu rừng rụng lá và thường xanh trên dãy Trường Sơn, thi thoảng cũng xuất hiện ở các vùng đất vườn và cây bụi rậm.

Bẫy chim Gọi Vịt

Đầu tiên chọn địa điểm thích hợp để đặt bẫy. Địa điểm thích hợp nhất là một góc nhỏ ở các nương rẫy trồng các loại đậu, mè, hàng rào có cây cối để treo lồng chim mồi có bụi rậm để người đi đánh bẫy cu có thể ẩn nấp kín đáo.

Chim gọi vịt

Cần ngụy trang mồi thượng với cành lá cây. Treo lồng mồi thượng trên cây trước một nhánh cây gọi là “nhánh thế”, vừa tầm với cửa lồng để cho chim hoang đến đậu có được tư thế thích hợp mà đấu gáy với chim mồi.

Đầu tiên chim mồi thượng cất tiếng gáy, nếu đợi một lúc lâu chưa nghe nó gáy, người đi đánh cu huýt gió để giục nó gáy.

Cách nuôi chim Gọi Vịt non

Loài chim này có tiếng hót khá đặc biệt nên hiện nay cũng được nuôi khá nhiều. Để nuôi loài này có thể nuôi chim non hoặc chim bổi.

 

 

Trứng chim gọi vịt

Đối với chim con mới bắt về trộn cám sao cho cám sột sệt, dùng que vót giống như hình chiếc thìa và bón cho vành khuyên con  ăn. 

Cứ 20 – 30 phút sẽ bón cho chim con ăn một lần. Ngày điểm thêm 2- 3 bữa dế hoặc cào cào non vào sáng, trưa, chiều. Nên vừa bón cho ăn vừa châm thêm nước để chim non không bị nghẹn.

Khi nuôi Gọi Vịt con cần cho chim nghỉ ngơi. Sau khi cho chim ăn xong, nhớ để vào chỗ yên tĩnh để chim non ngủ. Treo cao, tránh gió, mèo chuột.

Thuần Gọi Vịt con: Lúc chim đã tự biết mổ cám ăn hằng ngày chúng ta vẫn cầm mồi nhứ cho chúng ăn thức ăn trên tay thì chúng sẽ rất dàng.

Chim gọi vịt bổi

Cách vào cám chim Gọi Vịt bổi

Để cốc nước lớn trong lồng. Để mồi tươi: cào cào, dế, chuối, đu đủ, cam…Trùm áo lồng lại, để nơi yên tĩnh, nhớ là mở áo lồng hở tí để có ánh sáng cho chim thấy đường ăn.

Bạn để yên như vậy, khoảng 4 tiếng thăm một lần, để xem chim có ăn không.

Nếu chim không ăn, bạn nên kè (để lồng gần) chim thuộc hay chim mái để chú chim thấy đỡ sợ hơn và bắt chước chú chim kia mà ăn. Nếu không có chim để kè thì bạn phải bắt chú chim ra và nhét thức ăn.

Khi thấy chim đã ăn mồi trong lồng, đừng vội, bạn để yên như vậy một ngày cho chim đỡ hoảng, ngày hôm sau ta mới tiến hành tập chim ăn cám (có bạn cứ thể để một tuần mới bắt đầu tập chim ăn cám).

Trả lời