Chim Họa Mi gồm hơn 35 loài bao gồm các loại khướu có họ hàng gần với Chim Họa Mi. Tuy nhiên sau này 4 loài Họa mi được tách thành 1 nhóm riêng nhờ đặc điểm trên khóe mắt của chúng. Tên gọi họa mi nghĩa là “vẽ lên mi mắt” để chỉ quầng lông sáng màu quanh mắt đặc trưng của loài này.
Thuộc họ Kim Oanh Leiothrichidae Chim Họa Mi tiếng Anh Nightingale .

Mục Lục:
Các loại Chim Họa Mi ở Việt Nam
Họa Mi Phổ Thông
Danh pháp khoa học: Garrulax canorus Mô tả: Chiều dài cơ thể từ 25-30 cm. Màu nâu, vành mắt màu trắng kéo dài ra phía sau. Đây là loài được nuôi làm cảnh phổ biến trên nước ta.
Loài này sống ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sống định cư, gặp tương đối phổ biến lên tới độ cao khoảng 1.200 m.

Sinh cảnh sống: Vùng cây bụi, chỗ rậm rạp ven chân đồi và cạnh các khu vực nương rẫy.
Là một loài nhút nhát nên thường rất khó nhìn thấy. Nó thường kiếm ăn trên mặt đất giữa các lớp lá, kiếm ăn côn trùng và trái cây. Họa mi phổ thông thường sinh sống, kiếm ăn thành từng cặp hoặc thành nhóm từ 3-5 con.


Sinh
sản: Lót ổ và đẻ trứng kéo dài từ tháng 5-7
hàng năm. Tổ hình chén được xây cao hơn mặt đất khoảng 2m trên cây, bụi
rậm hoặc giữa những bụi rậm. Trứng màu xanh lam hoặc lục lam, mỗi lần đẻ từ 2-5
trứng.
Họa Mi đất
Họa Mi Ngực đốm hay còn gọi là Khươú ngực đốm Danh pháp khoa học Garrulax merulinus Chúng xuất hiện ở tây nam Trung Quốc, đông bắc Ấn Độ, Lào, Myanma, bắc Thái Lan, Bắc Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng thấp hoặc rừng núi đá, ẩm, nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.



Chim Họa Mi Ngực Cam
Danh pháp khoa học Garrulax annamensis là loài đặc hữu của vườn Bảo Tồn Quốc gia Bidup Núi Bà nằm giữa Khánh Hòa-Đà Lạt. Nó là một loài chim cỡ trung bình với mỏ và chân khỏe và đuôi khá dài. Nó dài 24–25 cm với chiều dài mỏ 25–27 mm, chiều dài cánh 83–92 mm và chiều dài đuôi 88–100 mm.

Màu lông chủ yếu có màu nâu đồng bằng ngoại trừ một sọc màu cam trên mắt, cổ họng màu đen và vú màu cam với các vệt màu đen. Nó có Giọng hót lớn vang.
Sinh cảnh sống thường là rừng lá rộng thường xanh, các bìa rừng, rừng thứ sinh, và các rừng bị khai thác trống. Phân bố ở độ cao từ 900m đến 1.500 m so với mực nước biển. Là loài chim định cư, nhút nhát, sống thường theo cặp hoặc đàn từ 3 đến 5 cá thể. Nằm trong Danh lục đỏ IUCN cấp độ LC


Các loài có họ hàng gần với Họa Mi
Khướu Kon Ka Kinh
Danh pháp khoa học: Garrulax konkakinhensis Loài này được tìm thấy tại khu vực núi Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, vùng sát biên giới Lào . Môi trường sống tự nhiên của nó là miền núi cao nhiệt đới hay cận nhiệt đới ẩm ướt.

Họa Mi đốm trắng
Danh pháp khoa học Garrulax bieti Loài này sống ở Lệ Giang, Vân Nam, Trung Quốc

Chim Họa Mi Bạch Tạng
Chim Họa Mi và Chim Sơn Ca Là 2 Loài Hay 1 Loài
Chim Sơn Ca và Chim Họa Mi là 2 loài hoàn toàn khác nhau.
Chim Sơn ca Danh pháp khoa học Alauda gulgula là một loài chim thuộc họ Sơn Ca. Loài này sinh sống ở Nam Á và Đông Nam Á . Giống như các loài sơn ca khác, nó được tìm thấy trong khu vực đồng cỏ thưa – thường gần các thuỷ vực – nơi nó ăn hạt và côn trùng.

Chúng thường bay vút lên bầu trời và cất tiếng hót trước khi liệng thấp xuống, chúng cũng có thể vừa bay liệng vừa hót để thu hút bạn tình.
Chúng có cơ thể dài khoảng 16 cm. Chúng có bộ lông sọc, màu vàng nâu trên, với lông đuôi màu trắng bên ngoài và mào lông ngắn. Con trống và con mái có bề ngoài tương tự.


Phân Biệt Họa Mi mái và Họa Mi trống
Chim họa mi trống có bộ lông sặc sỡ, tươi tắn, đuôi dài hơn chim mái, họa mi trống thì mấy sợi râu này mọc ngay (xuôi theo chiều mỏ của chim) còn râu mọc thẳng là họa mi mái.
Vóc dáng: Con họa mi trống thường có chân, đầu to nhìn mạnh mẽ hơn con cái. Chim Họa mi cái thì dáng mảnh khảnh hơn.
Đuôi:Họa mi trống đuôi dài, nặng, chỗ tiếp giáp giữa thân và đuôi thuôn dần tự nhiên không bị thắt vì lông bao đuôi và bao hậu môn của con đực dài và dày đặc biệt là lông bao hậu môn.
Giọng hót: Họa mi trống hót lảnh lót, đa dạng và hót nhiều. Họa mi cái thường chỉ rít lên chỉ cùng 1 âm điệu và rất ít hót.
Kỷ thuật nuôi chim họa mi
Chim họa mi ăn gì
Trong tự nhiên chúng ăn các loại côn trùng, sâu bọ và các loại củ hạt ở trên đất.
Vì vậy nếu có điều kiện thì thường xuyên cho chim ăn các loại thức ăn tự nhiên như châu chấu, trứng kiến, sâu…
Họa Mi không thích ăn các loại hoa quả nhưng chúng đặc biệt thích các loại củ, hạt như Lạc, củ khoai lang, ngô …
Sau khi xác định chim Họa Mi ăn gì, bạn cần phải nắm được những lưu ý sau đây:
Tuyệt đối không cho ăn sâu khô vì rất dễ bị khàn giọng.
Côn trùng là thức ăn chính và cần được bổ sung mỗi ngày.
Không sử dụng thức ăn đã mốc hoặc hết hạn sử dụng.
Không sử dụng cám con gà cho chim ăn.
Thức ăn cần được duy trì và ổn định, không được thay đổi đột ngột sẽ khiến chim bỏ ăn.
Nguồn nước uống đảm bảo sạch sẽ không chứa tạp chất.