Ở Việt Nam có 2 loài cheo là Cheo Nam Dương, Cheo lưng bạc. Trong đó con cheo Lưng Bạc nhìn không khác gì cheo Nam Dương nên tưởng nhầm là không quý hiếm. Nhưng thật chất loài này cực kỳ quý hiếm và chỉ mới tìm thấy lại 1 vài cá thể gần đây.

Con cheo Tiếng anh là Vietnam Mousedeer hươu chuột Việt nam
Ở Việt Nam có 2 loài cheo là:
Cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) Là loài đặc hữu ở Việt Nam và chỉ mới tìm thấy 1 vài cá thể ở Khánh Hòa năm 2019 sau hơn 30 năm mất tích. Nằm trong 25 loài động vật mất tích trên thế giới.
Cheo cheo Nam Dương Tragulus kanchil Loài này rất phổ biến ở Đông Nam Á
Họ Cheo cheo Traguilidae
Bộ guốc chẵn Atiodactyla
Mục Lục:
Cheo Cheo Lưng Bạc
Phân bố: ở Đông Nam Việt Nam
Đặc tính tự nhiên: Cheo cheo lưng bạc loài này không khác loài cheo cheo Nam Dương là mấy. Điểm phân biệt rõ ràng nhất là con Cheo Lưng Bạc có màu xám trắng trên lưng từ 2 chân trước đến hết phần đuôi. Còn cheo Nam Dương màu lông nâu xẫm hoặc nâu đỏ đồng nhất từ đầu đến đuôi . Cả 2 loài đều có 3 vệt trắng chạy cổ đến bụng.



Con Cheo Nam Dương
Phân bố
Việt NAM: Phân bố từ Lạng sơn đến Tây Ninh
Trên thế giới, con cheo Nam Dương phân bố rộng rãi ở khắp khu vực Đông Nam Á và vùng phụ cận gồm Ấn Độ, Myanmar, Brunei, Cam puchia, Vân Nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan
Đặc tính tự nhiên
Cheo được xem là loài động vât guốc chẵn nhỏ nhất thế giới , với ngoại hình giống hoẵng. Con đực và con cái đều không có sừng, nhưng một số con trưởng thành lại có răng nanh lớn, con đực có răng nanh dài hơn con cái, răng nanh hàm trên phát triển thò ra ngoài miệng.
Kích thước: chiều dài đầu đến thân trung bình khoảng 30–50 cm, trọng lượng 1,3-2,3kg. Khuôn mặt cheo cheo nhỏ khá giống chuột nên tiếng Anh gọi là Mousedeer ( Hươu chuột) , Cheo cheo có các chân ngắn, mảnh dẻ làm cho chúng thiếu sự nhanh nhẹn nhưng hỗ trợ để duy trì một cơ thể nhỏ giúp chúng chạy tốt trong các tán lá rậm rạp tại môi trường sống của chúng


Cheo là động vật sống và kiếm ăn đơn độc, nó có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau nhưng chủ yếu là trong rừng. Cheo kiếm ăn ban ngày và đêm theo lối mòn hoặc trong khu vực riêng có cây rậm rạp bao phủ. Cheo có tính nhút nhát, khi gặp kẻ thù nhảy trốn rất nhanh.
Con cheo có dạ dày bốn ngăn để lên men các thức ăn từ thực vật khó tiêu hóa, nhưng dạ lá sách (túi thứ ba) kém phát triển. Giống như các động vật nhai lại khác, chúng không có các răng cửa trên.
Thức ăn
Thức ăn ưa thích của của cheo rừng là các loại hoa quả, lá cây, chồi, thân non, củ, nấm, côn trùng ( Sâu nhộng).
Sinh sản
Mùa giao phối của chúng là từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm tùy thuộc vào loài. Thời gian mang thai của con cheo cái là khoảng 120 ngày, mỗi năm đẻ một lứa từ 1 đến 2 con non.
Vai trò trong đời sống
Trước đây khi rừng còn nhiều, cheo cheo được săn bắt để làm thức ăn, tuy nhiên số lượng loài này trong tự nhiên đã suy giảm nghiêm trọng.
Hiện nay 1 số hộ dân đã nuôi thành phẩm được loại động vật rừng này để bán cho các nhà hàng đặc sản.

Kỹ thuật nuôi cheo ( cheo Nam Dương)
Chuồng nuôi cheo
Chuồng trại nuôi cheo cheo nên xây dựng ở nơi cao ráo, nhiều cây cối tán rộng để làm bóng mát..
Đồng thời bà con dựng thêm chòi và có thể trồng thêm một số loại cây ăn quả để tạo nơi trú ẩn. Nền chuồng nuôi nhốt xây bằng xi măng và có độ nghiêng nhất định để dễ dàng vệ sinh và thoát nước tốt. sáng, không bị thương tật.
Đọc Thêm: ►► Con Lửng mật sợ gì ? khắc tinh của Lửng mật
Chọn mua con cheo giống
Hiện nay nuôi cheo cheo cần phải xin phép của Kiểm lâm địa phương, vì vậy khi mua con giống bà con nên chọn các cơ sở giống uy tín có giấy phép xuất xứ nguồn gốc chăn nuôi để bà con dễ dàng làm thủ tục chăn nuôi.
Về ngoại hình bà con chọn những con màu lông mượt, đi lại nhanh nhẹn, mắt
Thức ăn cho cheo
Thức ăn của chúng là tất cả các loại rau củ quả ngoài tự nhiên, hoặc các loại được trồng ở vườn nhà như rau khoai lang, bắp cải, quả xoài mận ổi ….
Kỹ thuật nuôi cheo cheo sinh sản
Cheo cheo trưởng thành thường sống đơn độc, ít có những hoạt động đùa giỡn lẫn nhau, kể cả thức ăn cũng không tranh giành của nhau.
Một năm nuôi tốt cheo cheo có thể đẻ 2 lứa, 1 – 2 con trên lứa, nhưng thường chỉ đẻ 1 lứa trên năm. Có một số bà con chia sẻ rằng cheo cheo đẻ 2 năm được 5 lứa. Với 1 con đực có thể ghép cho 4 – 7 con cái. Cheo cheo thường giao phối từ tháng 9 đến tháng 12 và thời gian mang thai của chúng khoảng 120 ngày.
Con cheo rừng có trong sách đỏ không
Cheo cheo là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, thuộc Nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Theo Sách Đỏ Việt Nam, ở nước ta có 2 loại cheo rừng đang sinh sống là cheo cheo Việt Nam (lưng bạc) và Nam Dương. Loài cheo cheo lưng bạc là loài đặc hữu ở Việt Nam nằm trong những động vật mất tích (tuyệt chủng) được tìm thấy sau hơn 30 năm ở Khánh Hòa.
Bài viết có tham khảo: Phát hiện loài Cheo Lưng Bạc sau gần 30 năm
Cám ơn bạn đã đọc bài viết!