Kỳ đà nước Đông Nam Á được coi là loài kỳ đà lớn thứ 2 sau Rồng Komodo. Những con kỳ đà nổi trội có thể nặng đến 50-60 kg, dài gần 3m. Cùng khám phá những chú kỳ đà siêu to sau đây.
Mục lục
Top 1: Kỳ đà siêu khủng nặng gần 70 kg lớn nhất Việt Nam
Con kỳ đà hoa này hiện tại đang được cán bộ Kiểm lâm nuôi được hơn 10 năm tại vườn quốc gia Tràm chim nặng gần 70kg. Do sống trong điều kiện nuôi nhốt và chế độ ăn rất tốt nên trọng lượng đã tăng rất nhiều lần từ khi nuôi. Theo ghi nhận về cân nặng và kích thước thì con này lớn nhất từ trước đến nay.
Top 2: Con Kỳ đà khủng 43 kg trưng bày tại hội chợ “ Thương mại – Nông Nghiệp & Thủy sản Mekong 2011” tổ chức tại Cà Mau, Tỉnh Cà Mau
Chủ nhân của nó là ông Lê Quang Vũ ở phường 8, TP Cà Mau. Ông Vũ cho biết, con kỳ đà này dài 2m, nặng 43 kg bán với giá 40 triệu đồng. Theo ông Vũ, 8 năm trước ông mua con kỳ đà hoa nặng gần 20kg ở rừng U Minh mang về nuôi làm cảnh trong nhà, sau khoảng 7 năm, kỳ đà đã tăng thêm 23 kg.

Top 3 Kỳ đà khủng nặng 22 kg được một nông dân bắt được khi đi làm ruộng
Kỳ đà nặng gần 22 kg được gia đình anh Trần Ngọc Phú tại xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, Long An đang nuôi nhốt. Được biết trên đường đi làm về 1 người trên địa phương đã phát hiện và gọi nhiều người vay bắt.
Top 4 Kỳ đà khổng lồ được nuôi ở Thảo cầm viên
Con kỳ đà này được Thảo Cầm viên mua về để trưng bày cho khách tham quan. Con này nặng khoảng 17-18 kg và được cho là đang mang thai khoảng 2 tháng
Top những loài kỳ đà lớn nhất thế giới


Top 1: Rồng Komodo
Tên khoa học: Varanus komodoensis Trong tự nhiên có thể nặng đến 80- 100 kg, trong điều kiện nuôi nhốt là 160 kg, dài đến 3m.
Phân bố: Là loài động vật đặc hữu ở đảo Komodo, Indonesia
Đặc tính: Loài này có thể bơi trên biển, đánh hơi thấy xác thối cách đó 8 km, có thể ăn 1 thức ăn bằng 80% khối lượng cơ thể, là loài có nọc độc, rồng Komodo có thể sinh sản đơn tính và hữu tính, tuy cơ thể nặng nề nhưng chúng có thể chạy 20 km/h. Từ năm 1970 đến nay rồng Komodo chỉ mới giết 4 người dù mang rất nhiều tiếng xấu.
Top 2: Kỳ đà nước Đông Nam Á
Tên Khoa học Varanus salvator Nặng tối đa lên đến 20-25 kg trong tự nhiên. Nuôi nhốt có thể nặng đến 70kg
Các bạn có thể tìm hiểu Kỳ đà nước ở bài viết này: KHÁM PHÁ LOÀI KỲ ĐÀ


Top 3: Kỳ đà cá sấu
Tên Khoa học Varanus salvadorii ghi nhận cá thể nặng 20 kg
Phân bố: Sống ở New Guinea
Đặc điểm: Là loài có chiều dài cơ thể rất dài, có con dài hơn 3,5m dài hơn cả rồng Komodo. Được cho là loài kỳ đà dài nhất thế giới. Có bộ răng cưa giống với cá sấu nên được gọi là kỳ đà cá sấu



Top 4: Kỳ đà sông Nile
Tên Khoa học Varanus niloticus ghi nhận cá thể nặng đến 18-20 kg, chiều dài hơn 2m
Phân bố: Ở các con song, suối ở phía Nam Châu Phi
Đặc điểm: Đuôi chúng ngoài việc sử dụng để quất kẻ thù còn sử dụng làm mái chèo khi chạy trên nước. Chúng thường xuyên ăn cắp những quả trứng của cá sấu, thậm chí là làm việc này cùng nhau khi 1 con khiêu khích còn con còn lại ăn chiến lợi phẩm.
Kẻ thù lớn nhất của loài này là Đại bang, chúng có thể săn những con kỳ đà cá sấu nặng 4 kg. Vào mùa đẻ trứng loài này chiếm 1 cái tổ mối rồi đẻ 50-60 quả.
Kỳ đà cá sấu xuất hiện trong tự nhiên ở Florida, Mỹ khi xổng khỏi chuồng của 1 cá nhân. Chúng thường xuyên phá tổ trứng của loài cá sấu bản địa khiến nó thực sự là một mối đe dọa lớn với các động vật bản địa.



Top 5: Kỳ đà châu Úc
Tên Khoa học Varanus giganteus ghi nhận cá thể nặng nhất 17 kg , dài 1,5-2m
Phân bố: Phía tây của Great Dividing Range ở các khu vực khô cằn của Úc
Đặc điểm: Là loài sống trên sa mạc, 4 chi rất phát triển chạy nước rút nhanh nhất trong chi Kỳ đà.



Top 6: Kỳ đà đen Tazania
Tên khoa học Varanus albigularis microsticus ghi nhận cá thể nặng 17 kg
Phân bố: Chúng sống ở Tazania, Đông Phi



Top 7: Kỳ đà vân Úc Varanus varius ghi nhận cá thể nặng 14 kg
Đặc điểm: Chúng là loài leo trèo giỏi và chuyên gia về săn các loài chim.
Kỳ đà cắn có độc không
Họ Kỳ đà có độc nhưng ít gây nguy hiểm tính mạng cho con người, chất độc thường do các vi trùng vi khuẩn có hại có trong miệng loài này khi cắn thì đi theo vào vết thương.
Triệu chứng và dấu hiệu bao gồm đau dữ dội, sung xuất huyết, viêm bạch huyết, nổi hạch. Các biểu hiện toàn thần, bao gồm cảm thấy yếu mệt, mồ hôi, khát, đau đầu, ù thai từ vưà phải đến mức độ nghiêm trọng.
Bài viết có tham khảo https://vi.wikipedia.org
Cám ơn bạn đã đọc bài viết!
Bài Viết Liên Quan: