Con Vắt Rừng: phòng ngừa và cách giết khi đi rừng

Vắt rừng là 1 loài thân mềm thuộc ngành giun đốt, chúng là loài hút máu đáng sợ. Con vắt rừng tên tiếng Anh là Leech,  Tiger-leech-haemadipsa-picta Tên Khoa học là Haemadipsa zeylanica Họ: họ Hirudidae

Con Vắt sống ở hầu hết các khu rừng ẩm ướt nhiệt đới, những bãi tre nứa, lồ ô gần suối là nơi tập trung số lượng Vắt nhiều nhất . Chúng không tồn tại ở những khu vực không có động vật hoang dã (không có nguồn cung cấp máu) để kiếm ăn, hoặc những khu vực rất lạnh như đỉnh của những ngọn núi cao nhất.

Hình Ảnh Con Vắt Rừng

Hình ảnh con vắt rừng

Mục Lục

Con vắt cắn có nguy hiểm không

Vết cắn của Vắt rừng thường không nguy hiểm, 1 tỉ lệ nhỏ người dị ứng hoặc sốc phản vệ.

 Một con Vắt sau khi cắn sẽ tự tách ra và rơi ra khi nó no máu, có thể mất từ ​​hai mươi phút đến vài giờ, vết thương có thể tiếp tục chảy máu trong một thời gian.

Con vat can

Vết cắn của nó có thể lây vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng đơn bào từ các nguồn máu trước đó có thể tồn tại trong một con đỉa trong nhiều tháng, tuy nhiên trường hợp này cũng rất ít.

Nước bọt của Vắt thường được cho là có chứa các hợp chất gây tê để làm tê vùng vết cắn khiến chúng ta không có cảm giác bị chúng cắn.

Dấu hiệu nhận biết bị con Vắt cắn

Đối với loài Vắt Nâu chúng thường bò lên vị trí da non để cắn ở 2 bên háng là vị trí yêu thích của chúng. Chúng ta đôi khi không nhận ra được đang bị nó cắn. Lúc nhận ra là lúc nó đã no máu nhả ra và chúng ta cảm thấy ngứa chỗ bị cắn.

con vắt cắn

Đối với loài Vắt Nâu vết cắn của chúng không có cảm giác đau, chỉ sau khi bị cắn mới có cảm giác ngứa chỗ bị cắn. Còn vết cắn của loài Vắt xanh là khá đau.

Vết cắn của Vắt rừng gây chảy máu rất bất tiện và thời gian chảy máu có thể lên đến cả vài tiếng.

Làm gì khi bị Vắt cắn

 Nếu Vắt được lấy ra trước hoặc ngay sau khi nó bắt đầu cắn, thì sẽ không có đủ hirudin được tiêm vào để gây ra bất kỳ tổn thương nào. Nhưng nếu Vắt được lấy ra sau khi nó đã căng phồng hoặc gần no, máu chảy ra thường rất khó chịu và tiếp tục trong một thời gian.

Con Vắt cắn

Khi phát hiện nó đang đeo hút máu nơi chân của bạn có thể xử lý nó bằng cách nhả nước bọt, bỏ thuốc lá, xà phòng thì nó sẽ tự nhã ra hay đơn giản là kéo chúng ra.

Khi đã bị Vắt cắn và chảy máu. Chúng ta có thể dùng 1 số cây trong rừng như cây cỏ Lào ( Cộng Sản), cỏ mực … nhai đắp lên vết thương để cầm máu.

Con vắt hút máu như thế nào

Ở loài Vắt không vòi, hàm nằm ở phía trước miệng và có ba lưỡi đặt nghiêng với nhau.

Khi hút máu, chúng cắt qua da của vật chủ, để lại một vết rạch hình chữ Y. Phía sau các lưỡi là miệng, nằm ở phần bụng ở đầu trước của cơ thể.

Con đỉa tiết ra chất chống đông máu, hirudin , trong nước bọt của nó giúp ngăn máu đông trước khi uống. Một con trưởng thành chỉ có thể kiếm ăn hai lần một năm, mất nhiều tháng để tiêu hóa một bữa ăn máu.

Đi rừng

Biện pháp phòng chống con vắt khi đi rừng

Trước khi đi rừng thì bạn cần phải chuẩn bị trước 1 số thứ để phòng tránh vắt cắn. Cách tốt nhất để ngăn chặn Vắt là không để chúng cắn bạn ngay từ đầu.

Phương pháp phòng chống Vắt tốt nhất là đi tất đã ngâm các chất làm cho Vắt không thể bám vào chân của bạn. Tốt hơn hết, hãy ngâm tất chống vào hỗn hợp Muối + Dầu thơm ( Dầu gió) + thuốc lá. Dầu giữ cho các chất không bị rửa trôi dễ dàng trong các con suối hoặc sông.

Đây là những chất chống con vắt khiến chúng sợ không dám đến gần

Thuốc lá khô dùng để ngâm tất. Mùi hôi của thuốc lá khiến Vắt không dám lại gần

Muối

Chiết xuất cây sả ở dạng cô đặc

Thuốc chống muỗi Soffel

Chiếc xuất dầu tràm, bạch đàn, hoặc hầu hết các loại dầu thuốc mạnh

Giấm

Dầu gió

Cách giết con vắt

Trong dân gian có một vài tin đồn về khả năng “tái sinh vô hạn” của Vắt. Tuy nhiên, với góc nhìn khoa học, ta hoàn toàn có thể giết chết Vắt bằng một trong các cách sau:

Cắt theo chiều dọc

Đổ rượu hoặc các chất có cồn vào người nó

Đổ xà phòng vào người nó

Đổ Vôi vào người nó

Dùng lửa đốt nó

Hình ảnh con vắt

Đặc Điểm Tự Nhiên Loài Vắt

Mô Tả Con Vắt Rừng ( Vắt Nâu)

Cơ thể bình thường của chúng dài 1-2 cm, khi dang ra dài 3-5 cm.  Vắt rừng thuộc ngành giun đốt, cơ thể có 32 đoạn bên trong, đầu vòi có 3 chiếc răng sắc nhọn và hút mạnh ở cả hai đầu cơ thể.

Mỗi 32 đoạn cơ thể của nó  có 32 bộ não trong mỗi phân đoạn bên trong của họ. Chúng rất nhạy cảm với nhiệt, rung động và có thể cả mùi.

Nó có màu nâu với hai dải sọc đen chạy dọc hai bên và một đường sống lưng chạy dọc xuống phía trên.

Đỉa rất linh hoạt và có thể duỗi ra rất nhiều trong khi tìm kiếm con mồi. Chúng cũng có thể thực hiện các động tác nhào lộn như thả từ lá cây xuống con mồi.

Vắt thích đứng ở một đầu bằng cách sử dụng ống hút của chúng, trong khi đánh hơi không khí như chó hoặc chỉ đứng yên, nằm chờ bất kỳ con mồi nào đi qua.

Hình ảnh con vắt xanh

Con vắt xanh

Danh pháp khoa học Haemadipsa picturea Cũng là loài vắt đất phổ biến trong rừng nhiệt đới. Tên tiếng Anh của con vắt xanh được gọi là Painted Leech, do có màu vàng, cam sáng ở phía dưới, màu nâu lục ở phía trên và một sọc màu vàng dọc theo cả hai bên.

Vắt xanh leo lên những thảm thực vật thấp để phục kích con mồi khi chúng lướt qua thảm thực vật.

Vết cắn của của Vắt xanh thường kèm theo cảm giác đau nhói, vì vậy chúng không thành công trong việc kiếm ăn con người như đỉa nâu thông thường.

Nếu bạn đang đi bộ trong rừng, và bạn đột nhiên cảm thấy một cảm giác đau nhói, có thể kèm theo một thứ gì đó lạnh buốt trên da, rất có thể đó là một con Vắt xanh đang cắn bạn.

Con vắt rau

Con vắt rau

Đôi lúc chúng ta thấy trong vườn rau, hay vườn nhà có những con hình thù như con vắt kể trên nhưng thật chất đây là một loài sên chứ không phải Vắt. Chúng có kiểu bò trườn, còn Vắt rừng chùng di chuyển bằng cách lộn vòng.

Tập tính kiếm ăn của Vắt rừng

Thức ăn của phần lớn các loài Vắt là máu các loại động vật. Miệng đỉa có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Đỉa tiết ra chất chống đông máu nên vết chích sẽ bị chảy máu liên tục.

Khi Vắt rừng cắn, chúng sẽ tiêm một chất chống đông máu gọi là hirudin. Hirudin được con Vắt tiêm vào khi dùng bộ hàm sắc nhọn đâm thủng da nạn nhân và nó có tác dụng ngăn máu đông lại, do đó tạo điều kiện cho đỉa hút máu liên tục.

Con vắt cắn

Hirudin là một chất chống đông máu mạnh đến nỗi vết thương thường tiếp tục chảy máu trong vài giờ.

Sau khoảng 10 phút hút máu bụng nó to lên  vì toàn bộ lượng máu đó. Mỗi lần hút máu Vắt rừng  có thể duy trì trong nhiều tháng mà không cần kiếm ăn , bởi vì sau khi cho ăn, chúng ngủ đông và tiêu hóa bữa ăn của mình rất chậm.

Con vắt sinh sản như thế nào

Cơ thể của giun đốt nói chung cũng như Vắt nói riêng gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau được gọi là các đốt. Giữa các đốt có vách ngăn. Với cấu trúc này khiến cho mỗi đốt là một phần của cơ thể, có thể điều chỉnh ở một mức độ nhất định hoạt động chung của cơ thể.

Đó là lý do chủ yếu cho việc khi cắt cá thể Vắt ở một số vị trí nhất định thì Vắt rừng có khả năng tái sinh và hình thành nên cá thể mới.

Tuy nhiên, sự tái sinh này là hữu hạn, nếu làm phá vỡ cấu trúc thể xoang thì dù chỉ cắt cá thể ra làm đôi thì cá thể cũng không có khả năng tái sinh. Nó không có khả năng tái sinh trong điều kiện đã phơi khô hoặc đốt cháy.

Con Vắt là loài lưỡng tính có cơ quan sinh sản đực , tinh hoàn , trưởng thành trước và buồng trứng sau. Lúc sinh sản đầu chứa âm vật của con này sẽ tiếp xúc với cơ quan chứa tinh hoàn của con kia Dương vật chuyển một tế bào sinh tinh vào tuyến sinh dục cái và tinh trùng được chuyển đến.

Một thời gian sau khi giao phối, những quả trứng nhỏ, tương đối không có noãn hoàng được đẻ ra dưới dạng thể kén.

Con vắt rừng có tuổi thọ hàng năm hoặc 2 năm.

Vắt rừng cắn tuy không nguy hiểm nhưng nó có thể chui vào 1 số bộ phận cơ thể và ở trong đó thì có thể gặp rắc rối lớn.

Vì vậy lúc đi rừng cần xử lý tất, bôi các loại thuốc chống vắt để đảm bảo chúng không đến gần bạn. 

Trả lời