Con Kỳ Đà có nguy hiểm không

Ở Việt Nam hai loài  thường thấy là Kỳ Đà Hoa, Kỳ Đà Vân. Trong tự nhiên chỉ những người tinh mắt mới thấy chúng nằm lẫn mình trên những khúc gỗ ven sông suối để phơi nắng.

Mục Lục

Kỳ đà

Tên tiếng Anh là Water Monitor, Asian Water Monitor

Tên Khoa học là Varanus salvator

Chi: Varanus là 1 chi thuộc họ Kỳ đà với 77 loài  ở Châu phi, Châu Á và 31 loài ở Châu Úc

Họ: Varanidae

Phân bố

Loài này được tìm thấy hầu như khắp Đông Nam Á đến bán đảo Ấn Độ, phần phía đông của Châu Úc, Châu Phi.

Môi trường sống

Chúng thường sống trong các con sông suối, đầm lầy, cù lao. Chúng thường kiếm ăn dưới nước, chúng phụ thuộc vào nước. Chỉ khi lẫn tránh kẻ thù hoặc nằm nghỉ ngơi phơi nắng chúng mới bò lên cây hoặc khúc gỗ trên sông.

Chúng thường làm hang trong các hốc cây, kẽ đá gần với bờ song bờ suối. Có lúc chúng đánh đuổi và tranh dành hang của các loài động vật khác.

ky da bv4
ky da bv7
ky da bv10

Đặc tính tự nhiên

Mô tả:

Chiều dài bình quân của cá thể trưởng thành là 1,5m, nặng từ 8-12 kg trường hợp cá biệt có những con dài đến 3m nặng đến 20 kg. Chúng thường có màu đen hoặc nâu nhạt đốm vàng các đốm này nhạt dần khi chúng già đi, dưới bụng màu xám nhạt. 

Trên lưng chúng có 1 lớp vảy sừng toàn bộ da được bao phủ bởi một lớp vãy rất săn chắc, da chúng có thể biến đổi để ngụy trang nên chúng ta rất khó phát hiện chúng nếu chúng nằm im trên 1 khúc gỗ hay thân cây . Mõm thuôn dài

 Lưỡi có cấu tạo như lưỡi rắn được chẻ làm đôi. Khi săn mồi chiếc lưỡi này giúp kỳ đà cảm nhận được vị trí của con mồi. Chúng có 101 cái rang hình cưa giúp giữ chặt con mồi khi đi đi săn.

Chúng thường phát triển mạnh về kích thước sau mỗi lần lột da. Kích thước của chúng có thể tăng lên gấp 2 lần sau khi lột da.

Thức ăn

 Chúng ăn gần như tất cả những động vật trong tầm mắt mà chúng nghỉ có thể săn được. Thức ăn của chúngrất đa dạng từ động vật có vú nhỏ, chim, cá, thằn lằn, ếch, rắn, cá sấu nhỏ, rùa. Chúng còn có thể ăn xác thối của các động vật khác.

thức ăn kỳ đà

Con kỳ đà có nguy hiểm không

Loài kỳ đà không có nọc độc. Tuy nhiên trong nước dãi của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu bị loài này cắn, vết cắn có thể bị nhiễm trùng, lở loét nếu không được xử lý.

Thông thường hiếm khí loài này chủ động cắn người nếu chúng ta không cố tình bắt nó. Khi bị kỳ đà cắn cần rửa bằng nước sạch và sát khuẩn bằng oxy già. Nếu vết cắn có dấu hiệu đỏ, sốt thì cần đến ngay cơ sở Y Tế để kiểm tra 

Hành vi

Giống các loài bò sát máu lạnh khác, chúng thường phơi mình vào buổi sang để làm nóng cơ thể trên những khúc gỗ ven sông hay trên những bãi đất trống. Là loài sống đơn độc phần lớn thời gian chúng di chuyển và kiếm con mồi.

Khi thấy nguy hiểm chúng chạy lên các cây gần đó để trốn, nếu cảm thấy mối đe dọa ngày càng gần thì chúng lao mình xuống sông, suối để trốn thoát. 

Chúng có tứ chi phát triển nên chạy rất nhanh, đầu các ngón chân có móng vuốt giúp chúng có thể leo trèo giỏi. Là 1 loài bò sát trên cạn nhưng chúng bơi lội cũng rất giỏi nhờ màng chân.  Khi săn mồi dưới nước chúng có thể nhịn thở được 30 phút.

kỳ đà đẻ trứng

Sinh sản và tuổi thọ

Mùa sinh sản kéo dài từ tháng 04 đến tháng 10. Con đực có kích thước, trọng lượng gấp đôi con cái. Mỗi lứa con cái thường đẻ từ 15-20 trứng. 

Trong tự nhiên chúng thường đào hang để đẻ, có khi chúng đẻ dưới các khúc gỗ mục, hốc đất ven sông suối. Tuy nhiên chỉ 30-40% số trứng này có khả năng nở con.

Trong môi trường tự nhiên chúng có thể sống đến 15-20 năm.

Vai trò đối vời tự nhiên

Loài này có vai trò quang trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên. Chúng thường ăn các động vật gặm nhấm như chuột, sóc .. Làm giảm khả năng phá hoại của các loài này trong giới tự nhiên.

ky da bv5 1

Vai trò đối với kinh tế

Da của chúng được cho là rất có giá trị trong ngành thuộc da. Ở Indonesia việc buôn bán da thuộc loài Kỳ đà rất phát triển. Thịt của chúng được cho là có giá trị dinh dưỡng, nhiều Protein. Một số bộ phận khác của Kỳ đà cũng được cho là có giá trị về Y học.

Kỹ thuật nuôi Kỳ Đà

Chuồng trại: Có thể xây chuồng xi măng hoặc rào lại đảm bảo rằng chúng không thể leo ra ngoài. Thường xuyên có ánh nắng và 1 chỗ mát để nghỉ ngơi. Lắp đặt các hệ thống tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

Nhiệt độ: chúng là loài ưa nóng có thể chịu được nhiệt độ lên đến 60 độ nhưng không chịu được lạnh dưới 10 độ C. Tùy thuộc vào nhiệt độ của mỗi địa phương mà bạn có thể xem xét nuôi được loài này hay không

Thức ăn: chúng có thể nhịn ăn 2-3 ngày. Có thể cho chúng ăn nội tạng gia cầm, côn trùng, chúng cũng thích ăn đồ ăn đã bị chết thối.

Tình trạng bảo tồn 

Theo danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam loài Kỳ Đà Vân, Kỳ Đà Hoa nằm trong mục IIB.

Công ước quốc tế về buôn bán các động vật hoang dã, nguy cấp (CITES) đưa vào mục II tháng 09 năm 2007

Kỳ đà là loài vật rất phổ biến trong những sông suối của Việt Nam ngày xưa. Tuy nhiên loài này trong tự nhiên đã đến mức cạn kiệt. Cần cải thiện trong Văn hóa ăn uống để giảm tải nguy cấp của loài này trong tương lai.

Tham khảo: Kỳ Đà Hoa Gía Bao Nhiêu ?

Cám ơn bạn đã đọc bài viết!

Trả lời