Cách bắt kỳ nhông, có nên nuôi trong nhà <7>

Kỳ Nhông Đất Việt Nam một số địa phương gọi là con Cắc Ké

Kỳ Nhông tên tiếng Anh là salamander. Danh Pháp Khoa học là Acanthosaura lepidogaster

Chi Nhông vảy Acanthosaura. Ở Việt Nam có 6 loài Acanthosaura brachypoda, trong chi này trong đó có con kỳ nhông nước ( Con Kỳ Tôm) Acanthosaura capra,  Acanthosaura coronate, Acanthosaura lepidogaster, Acanthosaura crucigera, Acanthosaura nataliae. Phân họ Thằn lằn bay Draconinae.

Mục Lục

Hình Ảnh Con Kỳ Nhông

Hình ảnh con kỳ nhông

Các Loài Kỳ Nhông Khác

Kỳ nhông biển (Cự đà biển)

Nhông mào biển có tên thường gọi là Cự đà biển hay Cự đà biển Galapagos Danh pháp khoa học: Amblyrhynchus cristatus. Chúng là loài bò sát biển chỉ tìm thấy ở quần đảo Galápagos, ngoài khơi bờ biển Ecuador. Đây là loài bò sát thuộc thằn lằn duy nhất sống và tìm kiếm thức ăn ở biển. Môi trường sinh sống của chúng là khu vực bãi đá bờ biển và đôi khi là khu vực đầm lầy và rừng ngập mặn ven biển trên hầu hết tất cả các đảo thuộc Galapagos.

Hình ảnh cự đà biển

Kỳ nhông bay

Danh pháp khoa học Draconinae sinh sống tại khu vực Nam Á, Đông Nam Á.

Hình ảnh kỳ nhông bay

Kỳ nhông cát

Hay được gọi tên địa phương là Dông cát là một loại bò sát sống thích nghi vùng đất cát tự nhiên ven biển của các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung. Nơi có nhiều cánh đồng cát trắng mênh mông mới có dông tập trung sinh sống.

con nhong cat

Nhông cát thường sống ở các đồi cát ven biển hoặc các gò đồi, nương rẫy ở khu vực đồng bằng. Chúng thường tập trung ở các bãi hoang, các cây bụi, các khu vực trồng phi lao, trồng keo, các ruộng hoa màu, các nghĩa địa và bãi đất hoang.

Dông tự đào hang. Hang của chúng ngoằn nghèo và có cái sâu tới 1m. Cũng có hang chúng mở thêm ngách phụ để thoát hiểm. Có hang dài tới 2m. Vì hang ở sâu trong lòng đất nên nhiệt độ trong hang thường chênh lệch nhiều so với bên ngoài

Đặc điểm kỳ nhông đất Việt Nam

Loài này có chiều dài cơ thể tính cả phần đuôi từ 20-30 cm, phần đuôi dài khoảng 2/3 chiều dài toàn bộ cơ thể, nặng từ 25-30g.

Con Đực thường lớn hơn con cái, phần da ở cổ con đực cũng lớn hơn có màu sặc sỡ hơn, phần da này biến đổi thành màu đỏ hay màu xanh lam khi thu hút bạn tình. Con đực thường cắn nhau để tranh dành bạn tình, chúng thường há miệng to để đe dọa. Con cái đầu nhỏ và không góc cạnh như con đực, lúc đổi màu thì cũng nhạt hơn.

Hình ảnh con kỳ nhông

Đây là loài đuôi không thể tái sinh lại như các loài thằn lằn khác.

Chúng thường leo lên trụ rào, ngọn cây nơi có nhiều ánh nắng nhất để phơi nắng sưởi ấm cơ thể, là loài động vật biến nhiệt ( động vật máu lạnh) vì vậy chúng cần đốt nóng cơ thể lên mới có thể hoạt động được nhanh nhẹn. Vào những lúc trời mưa, hay khí hậu lạnh thì chúng hoạt động rất chậm chạp.

Hình ảnh con kỳ nhông

Một đặc điểm khá thú vị là chúng dường như bị thôi miên khi nghe âm thanh huýt sáo.

Mùa sinh sản của kỳ nhông là vào mùa hè khi nắng gắt, nhiệt độ cao. Chúng thường đẻ từ 5-7 trứng vào trong những hốc cây bị mộc, hoặc giữa khoảng hở đất.

Con Kỳ Nhông ăn gì

Chúng thường săn những loài côn trùng nhỏ như bươm bướm, cào cào, bọ ngựa, sâu bọ … Chúng thường săn mồi theo kiểu mai phục chờ đợi con mồi đi qua, khi tiếp cận được con mồi ở khoảng cách đủ gần thì nó phóng chiếc lưỡi dài của nó dính chặt con mồi. Những chiếc lưỡi của loài này có khi dài gần bằng cơ thể, đầu lưỡi như có chất bám dính giữ chặt con mồi

Kỳ nhông có độc không  

Kỳ nhông đất ( cắc ké) không có độc. Tuy nhiên chúng có vẻ rất hung dữ luôn há cái miệng to ra để đe dọa kẻ thù. Chúng có bộ rang sụn hình răng cưa, nếu bị loài này cắn thì chỉ bị xay xát ngoài da.

Cách bắt kỳ nhông

Con Kỳ nhông là loài khá phổ biến ở vùng làng quê Việt Nam. Những thế hệ 8x, 9x trước đây thường bắt về cho gà đá ăn hay làm thức ăn.

Loài này chạy rất nhanh và thường phóng xuống đất chạy trốn khi khi gặp kẻ thù.

Để bắt loài này khá đơn giản. Chúng ta chuẩn bị 1 cái cây nhẹ như cẩn câu dài 3-4m. Đầu cây chúng ta buộc 1 cái thòng lọng. Chúng thường rất nhát nên khi tiếp cận chúng cần nhẹ nhàng luồn thòng lọng vào cổ là chúng không thể chạy thoát.

 Chúng thường bò lên ngọn các bụi cây thấp, cọc rào để phơi nắng vào buổi sáng và buổi chiều khi nắng chưa gắt. Nên thường hay gặp chúng vào những thời điểm này. 

 

Bắt kỳ nhông

Cách bắt kỳ nhông cát

 Bắt nhông cát bằng cách đào hang: muốn bắt Nhông theo cách này, việc đầu tiên là phải tìm cho ra cái hang chúng ở.thường mỗi con một hang. Hang chúng đào trong cát, khá sâu, bề dài từ mét rưỡi đến hai mét.

Bắt Nhông cắt bằng gài bẫy: người ta gắn một đầu đoạn ống tre vào miệng hang; cây cần thì đầu to cắm chắc xuống đất, đầu nhỏ cột một đầu dây cước. Đầu dây cước còn lại thì thắt nút thòng lọng đặt nằm khít bên trong ống tre. 

Cây cần sau đó được uốn cong vòng cuống nhờ một miếng ván nhỏ làm “lưỡi gà” giữ chận lại khiến đầu cần không bật thẳng lên được. Nhông cát khi ra khỏi hang đi tìm ăn vướn phải bẫy này thì không thoát được

Cách nuôi Kỳ Nhông

Nuôi rồng nam mỹ 

Rồng úc hay rồng nam mỹ cần được nuôi trong nhà khi mưa lạnh. Và cần được phơi nắng khi trời ấm. Nhưng có 2 lưu ý là :

Khi thời tiết mưa hay có đợt không khí lạnh nó sẽ bỏ ăn.

Lúc phơi nắng cần chú ý chỉ phơi nắng lúc còn diụ không phơi nắng lúc nắng gắt khiến chúng sốc nhiệt

Chuồng lưới luôn là phương án nuôi rẻ nhất, kinh tế nhất mà người mới chơi nên sử dụng.Ưu điểm chuồng lưới là rẻ nhưng nhược điểm của chúng là hay làm bị tông mỏ khiến hở hàm răng, đuôi thò qua khe lưới bị chẹo. Thậm chí tối ngủ hay bị những loài như chuột cắn chân tay khiến lỗi. Tỉ lệ nuôi chuồng lưới xảy ra chiếm tới 50%. Còn chuồng kính cũng xảy ra nhưng rất thấp, chỉ 1-2%.

Không nên nuôi gần nơi gần chó mèo, chim săn mồi hoặc bị trẻ con trêu chọc. Chúng sẽ bị stress bỏ ăn dài ngày.

Nuôi con kỳ nhông đất 

Là 1 loài bò sát nên khi nuôi cần lưu ý những đặc điểm sau:

Nhiệt độ thường xuyên để ở mức cao, có thể dùng bóng đèn dây tóc sưởi ấm hoặc lồng nuôi để gần nơi cửa sổ để có ánh nắng

Đối với kì nhông xanh ( kì nhông nước) thì cần tưới tắm thường xuyên hoặc trong sinh cảnh có hồ nước nhân tạo cho chúng.

Chuồng nuôi phải đảm bảo đủ kín để mèo không thể bắt làm thịt

Có nên nuôi kỳ nhông ở trong nhà

Theo quan niệm nhân gian thì không có bất cứ một kiêng kị nào về việc nuôi loài này trong nhà. Theo quan niệm về con tắc kè thì khi tắc kè vào nhà ở thì gia đình có nhiều may mắn.

Nuôi kỳ nhông trong nhà làm cảnh hiện nay không hiếm và thú vui những người đam mê nuôi các loài bò sát.

Lúc nuôi rồng cần cân nhắc tới những vấn đề sau:

Không nên để rồng lên vai khi chưa thuần hoá. Chúng cần được cắt móng tay trước khi làm việc này nếu không bạn sẽ bị xước da mặt vì hành động này.

Không nên thả tự do trong phòng. Loài này hay leo trèo nên sẽ khiến 1 số thứ rơi vỡ trong nhà bạn.

Mua kỳ nhông ở đâu

Các loại Kỳ Nhông làm cảnh

Rồng Nam Mỹ Xanh Lá

rồng nam mỹ xanh lá

Rồng Nam Mỹ Đỏ

rồng nam mỹ đỏ

Rồng Nam Mỹ Xanh Dương

rong nam my xanh duong

Rồng Nam Mỹ Bạch Tạng Vàng

rong nam my bach tang vang

Gía Kỳ Nhông Cảnh

Gía 1 số loại Rồng Nam Mỹ hiện nay theo trang https://mew.vn/gia-rong-nam-my

Giá Rồng Nam Mỹ Xanh Lá (Green Iguana): 700.000 – 900.000 VNĐ

Giá Rồng Nam Mỹ Đỏ (Red Iguana): 1.000.000 – 1.500.000 VNĐ

Giá Rồng Nam Mỹ Vàng Albino (Albino Iguana): 4.000.000 – 5.500.000 VNĐ

Giá Rồng Nam Mỹ Xanh Dương (Blue Iguana): 3.500.000 – 4.000.000 VNĐ

Giá Rồng Nam Mỹ Cam (Hypo Iguana): 5.000.000 – 6.000.000 VNĐ

 

Trả lời