Rắn đầu đỏ ( Rắn Cặp nong đầu đỏ ) là 1 loài cực độc. Chiếc đầu màu đỏ của nó như cảnh báo một sự chết chóc đối với các sinh vật khác. Loài rắn cổ đỏ hay được gọi là rắn học trò cũng là 1 loài rắn độc. Đối với các loài rắn có màu sắc sặc sỡ thì nên tránh xa vì trong tự nhiên đó là 1 sự cảnh báo.

Mục Lục
Đặc điểm nhận dạng rắn đầu đỏ ( Rắn Cặp nong đầu đỏ )
Rắn đầu đỏ là rắn gì
Rắn đầu đỏ (Rắn cạp nong đầu đỏ) tên tiếng anh là Red-headed krait Danh pháp khoa học: Bungarus flaviceps là một loài cạp nong thuộc họ Rắn hổ.
Đặc trưng rất dễ nhận biết là chúng có đầu và đuôi màu đỏ cam hoặc đỏ đục, lưng màu đen xám có 1 đường trắng chạy dọc theo sống bụng.

Loài này phân bố ở Đông Nam Á. Chúng có thể dài đến 2,1 mét. Chúng sinh sống ở rừng mưa thấp.
Chúng sống về đêm và một phần sống dưới nước. Vào ban đêm, chúng hoạt động mạnh và cực kỳ nguy hiểm.
Chủ yếu ăn các loài rắn khác, chúng được biết là bao gồm da , thằn lằn , ếch động vật có vú nhỏ và trứng rắn trong khẩu phần ăn của chúng .
Hình ảnh rắn đầu đỏ Rắn ( Rắn Cặp nong đầu đỏ )
Chúng được mô tả là khá chậm chạp, uể oải, lờ đờ và cực kỳ kém cỏi, chúng thường cuộn tròn trốn vào các hốc cây vào ban ngày.

Các loài rắn có họ hàng gần với rắn đầu đỏ
Rắn đầu vàng đuôi đỏ
Đây là 1 loài trong chi rắn đầu đỏ này. Loài này có đầu màu vàng đậm, thân hình thì giống với loài rắn đầu đỏ.

Rắn cặp nong khoang trằng
Danh pháp khoa học Bungarus bungaroides có thể tìm thấy chúng ở các khu rừng ẩm ướt ở Đông Nam Á. Là 1 loài rắn cực độc.

Rắn cạp nong đen
Danh pháp khoa học Bungarus caeruleus T loài này phần khoang trắng nhạt hơn, phần khoang đen có màu xanh đen. Là 1 loài rắn cực độc.

Rắn cạp nong khoang vàng
Danh pháp khoa học: Bungarus fasciatus Nó đã được tìm thấy ở bán đảo Ấn độ và Đông Nam Á. Đặc điểm là có thân mình lớn hơn những con cùng loài, khoang đen khoang vàng đặc trưng. Nó là 1 loài rắn cực độc

Rắn hổ đen
Danh pháp khoa học: Bungarus lividus Là 1 loài có độc trong chi rắn cặp nia. Loài này khá giống với rắn Hổ hành. Loài này to hơn, màu da đen xám bóng trong khi rắn hổ hành màu sáng hơn, có ánh cầu vồng, bụng trắng hơn.

Rắn đầu đỏ thân xám, Rắn đầu đỏ đuôi đỏ, Rắn đầu đỏ thân đen
Các loài rắn này đều cùng 1 loài, tùy thuộc vào môi trường sống mà màu da lưng của chúng biến đổi có màu đen bóng hoặc có màu nhạt hơn.
Rắn đầu đỏ ( Rắn Cặp nong đầu đỏ ) có độc không
Rắn đầu đỏ (Rắn cạp nong đầu đỏ) là một loài rắn cực độc, tuy nhiên trường hợp bị loài rắn này cắn ít được báo cáo.
Nọc rắn đầu đỏ (Rắn cạp nong đầu đỏ) có chứa các độc tố tiền và hậu synape gây liệt mềm kéo dài. Trong đó nọc rắn có thể chứa độc tố kiểu natriuretic peptide, gây tăng thải natri qua thận dẫn tới hạ natri máu.

Khi bị rắn cạp nia cắn, thông thường, nạn nhân không có biểu hiện triệu chứng. Vị trí vết thương có hai vết móc nhỏ như đầu kim. Sau vài giờ, bệnh nhân bắt đầu bị liệt các cơ từ vùng đầu, mặt, cổ, cơ liên sườn, cơ hoành, cuối cùng là các chi.
Nạn bị sụp mí mắt như buồn ngủ nhưng không nhắm kín mắt. Đồng tử giãn tối đa, mất phản xạ ánh sáng là một trong dấu hiệu đặc trưng ở người bị rắn cạp nia cắn.
Hầu hết trường hợp bị rắn cạp nia cắn sẽ liệt cơ dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, hồi sức và thở máy.
Rắn đầu đỏ ( cặp nong đầu đỏ) bò vào nhà có điềm gì
Theo quan niệm nhân gian ngày xưa:
Rắn độc bò vào nha thì bạn nên cẩn thận vì đây không còn là điềm báo may mắn nữa mà chính là sự báo hiệu của những điều khủng khiếp, những điềm gở sắp xảy ra. Rất có thể trong thời gian tới bạn sẽ bị những kẻ tiểu nhân hoặc là kẻ thù hãm hại.
Rắn lành bò vào nhà đây là một điềm báo tốt báo hiệu gia đình bạn sắp đón nhận vận may. Trên phương diện công việc cũng như cuộc sống luôn có quý nhân theo sau phù trợ giúp đỡ nên mọi chuyện được suôn sẻ, thuận lợi.
Rắn hoa cỏ cổ đỏ ( rắn học trò)
Hình ảnh rắn hoa cỏ cổ đỏ ( rắn học trò)

Rắn hoa cỏ cổ đỏ ( rắn học trò) là rắn gì
Rắn hoa cỏ cổ đỏ (Rắn học trò) Danh pháp khoa học: Rhabdophis subminiatus thuộc chi Rắn hoa cỏ Họ Rắn nước.
Mô tả: Dài từ 80 cm đến 1 mét. Phần lưng có màu xanh xám, bụng trắng đục, vùng cổ có khoang đỏ nhạt.
Loài này phân bố hầu khắp các tỉnh ở Việt Nam, trên thế giới có thể tìm thấy loài này ở Nam Trung Quốc, Đông Nam Á, bán đảo Ấn độ.

Nọc độc rắn hoa cỏ cổ đỏ
Rắn hoa cỏ cổ đỏ (Rắn học trò) thuộc về loài rắn độc, chúng có các tuyến độc tuy nhiên bộ phận này và nanh độc ở mặt sau nằm cách xa cổ họng không thực sự như một con rắn độc bình thường.
Khi bị loài này cắn có thể có biểu hiện không đông máu, thở khó khan, thận bị tổn hại và có thể dẫn đến tử vong.
Cách xử lý khi bị rắn đầu đỏ hay cổ đỏ cắn
Không được đi lại mà gọi người đến hỗ trợ.
Rửa vết cắn bằng nước sạch hoặc nước xà bông.
Băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi bằng băng thun, khăn quần áo, bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).
Chuyển bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết!