Ở Việt Nam hiện ghi nhận 22 loài thuộc Họ rắn lục. Chi rắn lục có độc Trimeresurus có 8 loài. Loài phổ biến nhất là rắn lục đuôi đỏ. Rắn lục tên tiếng Anh là Bamboo snake, Chinese Green Tree Viper.

Mục lục:
Phân bố
Nó được tìm thấy ở Ấn Độ, Nepal, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Chúng thường quấn mình trên những tán lá cây hoặc nằm dưới nền những lá cây khô ( Loài Khô mục) để ngụy trang. Đây dường như là đặc điểm gây nguy hiểm nhất với con người do vô tình cầm nắm, hoặc dẫm lên chúng mà không biết.

Các loại rắn lục có độc ở Việt Nam
Rắn lục Vogel
Danh pháp khoa học: Viridovipera vogeli: Đây là một loài rắn độc và thường săn mồi vào ban đêm. Chúng được coi là một trong những kẻ săn đêm giỏi và khôn ngoan nhất trong các loài rắn. Khi bị loài cực độc này cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn ở vị trí vết thương.

Rắn chàm quạp (khô mộc xà) Rắn lá khô (Gaboon):
Loài này được gọi với nhiều tên khác nhau như rắn nưa, … Chúng thường có màu nâu và các họa tiết gây nhầm lẫn với thân cây khô. Đây cũng là loại rắn có độc tố mạnh, nọc chủ yếu tấn công vào hệ thần kinh của con mồi, làm con mồi tê liệt hoàn toàn khi bị cắn.

Rắn lục đầu bạc: (Azemiops feae):
Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Các chuyên gia khuyến cáo, không nên bắt hay tấn công loài này khi gặp bởi nọc độc của loài này có thể đe dọa tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.

Rắn lục sừng
Danh pháp khoa học: Trimeresurus cornutus Đây cũng là một trong số những loài rắn lục cực độc. Nọc độc của chúng được các nhà khoa học xếp vào danh sách 1 trong những loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế rắn lục sừng còn có tên gọi khác là rắn quỷ.

Rắn lục cườm
Danh pháp khoa học: Chrysopelea ornata Loài này có vằn và sọc đen, sinh sống chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á. So với các loài rắn có độc khác, nọc độc của rắn cườm nhẹ hơn. Tuy nhiên, đừng vì thế mà tấn công chúng.

Rắn lục đuôi đỏ
Danh pháp khoa học: Trimeresurus albolabris: Đây là loài rắn hung dữ và cực độc trong số các loài trong chi này. Không chỉ độc, loài này đặc biệt bởi đẻ con thay vì ấp trứng như các loài rắn khác. Lúc rắn mẹ mang thai, nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.

Rắn lục mũi hếch
Danh pháp khoa học Deinaglistrodon acutus thường sống ở những vùng rừng núi cao bên cạnh suối nước, song cũng gặp chúng trong các nương rẫy, thường nằm trên đống lá khô bên cạnh những tảng đá lớn. Chúng thường chậm chạp, khi gặp người thường lẩn tránh. Thức ăn là thú nhỏ (chuột), chim hoặc bò sát. Rắn đẻ khoảng 20 – 26 trứng.
Rắn mũi hếch là loài rắn độc cắn chết ngưới, Số lượng còn lại rất ít do thiếu nơi sống thích hợp.


Các loại rắn không độc (ít độc) ở Việt Nam
Rắn cườm
Danh pháp khoa học Chrysopelea ornate Chi rắn bay Chrysopelea Họ rắn nước Colubridae. Loài rắn này có thể bay từ cây này qua cây khác, những loài trong chi này cũng có khả năng này.

Rắn lục kim
Danh pháp khoa học Ahaetulla prasina tên tiếng anh là Asian Vine snake. Là một loài trong họ Rắn nước Colubridae. Tên gọi khác là rắn roi, rắn mũi dài, rắn cổ cò thuộc họ rắn nước nhưng lại sống trên cây.
Đây là một loài rắn có độc nhưng do là loài rắn nhỏ nên lượng độc của chúng khá ít. Chính vì thế chúng thường không được coi là mối nguy hiểm với con người. Nếu bạn bị cắn, chất độc sẽ làm vết cắn bị sưng và đau trong vài ngày. Những con to, lượng nọc độc nhiều khi cắn có thể gây dị ứng.
Đặc tính tự nhiên
Tập tính
Loài này chủ yếu sinh hoạt và kiếm thức ăn vào ban đêm, bởi vào ban ngày dưới ánh sáng mặt trời thì thị lực của loài rắn này rất kém, có thể là không thấy gì? Do đó, chúng là một loài rắn hoạt động về đêm.
Rắn sống trên đất hay trên cây (thân bám và đuôi cuộn vào cành cây treo mình để rình mồi), cách mặt đất từ 0,2-1,5 m.
Mô tả: Chiều dài cơ thể từ 60 – 80 cm. Toàn thân màu xanh lá cây tương tự màu lá cây nên chúng ẩn nấp trong tán lá rất khó phát hiện. Cặp mắt màu đỏ hoặc màu đục. Hai răng nanh phía trước hàm dài nối với túi chất độc bơm chất độc vào khi cắn con mồi
Các loài rắn này có xương hàm trên ngắn. Đầu hình tam giác phủ toàn vảy nhỏ hoặc lẫn vảy lớn phân biệt rất rõ với cổ. Đa số loài có hố má trung gian giữa mắt và mũi. Hố má có chức năng cảm giác nhiệt, nhờ đó, rắn nhận biết con mồi có máu nóng (chim, thú) ở gần chúng. Thức ăn Rắn ăn động vật có xương sống như thú nhỏ, các loài bò sát khác thằn lằn, ếch nhái, có khi ăn cả côn trùng. Rắn thường không chủ động tấn công người.
Sinh sản Đẻ trứng và đẻ con: Hầu hết các loài này đẻ trứng. Duy nhất loài rắn lục đuôi đỏ đẻ con ( con cái sinh ra trứng, sau khi được thụ tinh trứng phát triên trong cơ thể rắn mẹ thành con non).
Mùa giao phối khoảng tháng 3 đến tháng 5, sinh sản vào tháng 8 đến tháng 11, đẻ từ 4-14 con một lứa, con non khoảng 130-145 mm.
Cách phòng rắn đuôi đỏ
Theo khuyến cáo của cơ quan y tế, nọc độc của rắn thường tác động lên hệ tuần hoàn gây rối loạn đông máu, sưng nề, hoại tử, thậm chí là tử vong.
Rắn thường sống ở trên các bụi cây ven rừng, nương rẫy hoặc vườn nhà dân, khi di chuyển có thể bò trên đất. Do vậy, để tránh rắn xâm nhập vào nhà cần phát quang các bụi rậm, dây leo quanh nhà.
Rắn thường ra hoạt động ban đêm, nếu đi lại vào ban đêm cần có đèn pin soi hai bên lối đi để kịp thời phát hiện rắn ở ven đường đi. Trong trường hợp đi rừng cần đi giầy, ủng. Bắt rắn cần có dụng cụ (gậy, kẹp, găng tay da).
Cách xử lý khi bị rắn cắn
Không được đi lại mà gọi người đến hỗ trợ.
Rửa vết cắn bằng nước sạch hoặc nước xà bông.
Băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi bằng băng thun, khăn quần áo, bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).
Chuyển bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Những việc không nên làm khi bị rắn cắn:
Không được Garô: gây tắc mạch hoại tử chi phải cắt cụt.
Không được Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn: các biện pháp này không có lợi ích, gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,…nhiễm trùng nặng thêm).
Không được Hút nọc độc: Không có tác dụng.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết!