Rắn Ráo còn được gọi với cái tên khác là Rắn Lải. Danh pháp khoa học là Ptyas korros.Chi rắn ăn chuột Ptyas Họ Rắn nước Colubridae.
Rắn ráo thuộc Phân bộ Serpentes phân biệt loài bò sát không chân, không có tai ngoài (màng nhĩ), không có mí mắt. Bộ bò sát có vảy Squamata, Lớp động vật bò sát Squamata.
Rắn ráo tên tiếng Anh là Rắn chuột Ratsnake, Chinese ratsnake or Indo-Chinese rat snake..

Mục Lục
Rắn ráo có mấy loại
Rắn ráo là loài không độc, vết cắn của loài này không gây chết người mà chỉ bị nhiễm trùng nhẹ. Tuy nhiên màu da, hình dạng của các loài rắn nếu người không phải là chuyên môn thì rất khó phân biệt.
Đặc điểm chung của loài này là mắt rất lớn. Vảy xếp đều thành hình dấu X từ đầu tới đuôi. Hình dạng thuôn dài từ đầu đến đuôi giống con lãi nên thường gọi là rắn lãi. Chiều dài thân từ 1,5 – 2 m, riêng loài rắn Hổ trâu có con dài đến 3m. Loài này có nhiều màu khác nhau nên căn cứ vào màu sắc trên lưng và phần bụng chia thành các loại sau:
Rắn Ráo bụng vàng
Đây là loài phổ biến nhất trong chi rắn này. Đặc điểm nhận biết là trên lưng màu nâu, hoặc xám đen, vảy xếp đều nhìn rõ chữ X màu đen. Bụng màu vàng nghệ hoặc vàng nhạt.

Rắn ráo đen bụng trắng
Đặc điểm nhận biết vẫn là đôi mắt to, thân thuôn dài như con lãi. Trên lưng màu đen tím ánh màu xanh ngọc không nhìn rõ vẫy, bụng màu trắng đục.

Rắn Ráo xanh
Loài này rất dễ nhận biết với lưng màu lá chuối đậm, nhìn thấy rõ vãy xếp chữ X màu đen, từ 1/ 2 thân đến hết đuôi mỗi bên có 2 đường đen chạy dọc theo cơ thể.

Rắn ráo hoa (bông)
Đặc điểm nhận biết loài này là trên lưng màu nâu tím kết hợp với các chấm trắng tạo thành các khoanh tròn vuông góc với thân ( các loài hổ mang chúa cũng có khoanh trắng vàng nhưng hình chữ V) hình chạy từ cổ đến 2/ 3 thân, đến gần đuôi thì các khoanh trắng chuyển thành khoanh đen. Bụng màu trắng đục.

Rắn ráo trâu
Loài này có nhiều tên gọi khác nhau rắn hổ hèo, rắn hổ trâu, danh pháp khoa học: Ptyas mucosa. Đây là loài lớn nhất trong chi. Cá thể trưởng thành loài này có thể đạt đến 2m nặng hơn 1 kg. Có nhiều con cá biệt dài hơn 3 mét nặng gần 3 kg.

Đặc điểm màu da của loài rắn này là các đốm vàng hoặc trắng, đen tạo thành từng khoang chạy từ 1/ 2 cơ thể trở về đuôi ( khác với rắn hổ mang chúa hình chữ V)
Loài này di chuyển rất nhanh nên rất khó để con người đuổi kịp và bắt chúng bằng tay. Chúng thường ăn ếch, nhái, chuột.
Rắn ráo trâu là loài không độc vết cắn của loài này không gây chết người mà chỉ bị nhiễm trùng nhẹ.
Thịt rắn ráo có ăn được không
Đây là loài rắn cỡ trung bình, thịt của rắn ráo màu trắng như thịt gà, vị ngọt không quá dai, xương mềm hơn các loài rắn khác và cũng được tận dụng làm nhiều món ngon lúc chế biến thường ăn luôn phần da bên ngoài.
Loài này được bắt cách đặt lọp, giăng lưới trên đồng hoặc bắt trực tiếp bằng tay. Loài rắn này rất hay bò vào khu dân cư để bắt chuột, bắt gà nên bị con người bắt nhiều nhất. Cơ thể của nó rất dài con lớn nhất nặng từ 500-600 Gam, những con trung bình chỉ nặng khoảng nên thường khi làm thịt phải từ 2-3 con.
Cách chế biến thịt rắn ráo
Cách làm thịt rắn rất khó nên có thể một ѕố bạn ѕẽ không biết. Nếu mua rắn còn sống thì có 2 cách để làm chết rắn

Cách 1: Cắt tiết rắn. Treo rắn lên cây rồi cắt đuôi cho tiết chảy ra hoặc lấy mạch máu dưới cổ rắn tầm 2 lóng tay. Tiết này bạn pha loãng với nước sôi để nguội để pha với rượu
Cách 2: Nhúng nước sôi. Rắn mua về ở trong bao chúng ta nhúng hẳn vào trong nước sôi tầm 70 độ. Khi con rắn đã bị ngạt chết thì bạn mới đưa lên bếp than để nướng cho chúng chết hẳn. Cách làm nàу không chỉ an toàn mà còn giúp thịt rắn thơm ngon hơn.
Xong các bước trên chúng ta tiến hành cạo vảy, mổ bỏ phần ruột, cắt bỏ đầu.
Rắn sau khi làm thịt xong chúng ta chúng ta có thể bằm cả phần xương hoặc rút xương rắn ra. Nếu bằm cả xương vì xương rắn rất cứng nên lúc ăn rất khó ăn. Nên để món rắn ngon hơn chúng ta nên rút xướng và loại bỏ phần xương này. Muốn dễ loại bỏ xương hơn, bạn lấy dao tiến hành cạo nhẹ nhàng 2 phần xương sườn theo hướng từ đầu xuống đuôi vài lần để xương sườn và xương ống được giãn ra.

Sau đó, bạn hướng phần bụng rắn lên, dùng chày sắt đập vào giữa phần xươn sườn cho đến khi phần xương sườn của rắn gãy hết hoàn toàn.
Thịt Rắn ráo làm được nhiều món ngon như: Rắn xào sả ớt, rắn nướng, lẩu rắn, rắn hầm xả, rắn hầm thuốc bắc, rắn hấp.
Tập tính của Rắn Ráo
Môi trường sống của Rắn ráo
Loài rắn nay lúc nghỉ thường treo mình quấn trên những cành cây nhỏ ven đường cách mặt đất tầm 2-3 m để tránh các động vật săn mồi chúng. Lúc đi kiếm ăn thì chúng bò dưới đất trường đi khắp hang hốc trảng cỏ, bụi ven đường. Khi phát hiện con mồi chúng đuổi theo tới cùng.
Chúng là loài leo treo, bơi lặn giỏi, thường đi ăn một mình vào ban ngày.
Thức ăn của rắn ráo
Chúng săn bắt chuột, ếch, nhái và các loài động vật có xương sống nhỏ. Đây là loài săn mồi theo kiểu đuổi bắt chứ không rình rập con mồi như các loài rắn khác.
Sinh sản
Rắn đực có thể giao phối với nhiều con cái, trái lại con cái chỉ giao phối một lần. Thời gian giao phối có thể kéo dài từ nửa giờ đến vài giờ hay hơn nữa. Sau khi giao phối, tinh trùng nằm trong ống dẫn trứng của rắn cái trong nhiều tháng đến vài năm.

Mùa sinh sản thay đổi tùy theo địa phương, nhưng nói chung trong phạm vi từ tháng 4 tới tháng 8, thường đẻ trứng trong các tổ mối nhằm đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm ổn định của một lò ấp trứng tự nhiên, và khi những con non nở ra chúng có thể tìm ngay mối và ấu trùng mối để ăn. Rắn ráo đẻ 10 – 12 trứng mỗi lứa.
Các câu hỏi liên quan đến loài rắn ráo
Rắn ráo trâu bao nhiêu tiền 1kg ?
Hiện nay thịt rắn là 1 đặc sản được rất nhiều nhà hàng đặt mua để chế biến. Gía của loài ráo trâu từ 350.000 – 450.000 đồng tùy theo trọng lượng của rắn, con càng lớn thì giá tiền càng mắc, đây là giá mua tại vựa nuôi rắn. Lên đến nhà hàng giá rắn có thể lên 700.000- 800.000 đ bao chế biến và làm món.
Giá thành ráo trâu con giống khoảng 1 tuần tuổi thường được bán với giá khoảng 50.000 – 70.000 đồng/con.

Rắn ráo bò vào nhà đánh con gì ?
Rắn bò vào nhà đánh 38-78. Theo quan niệm người xưa thì khi thấy rắn băng qua đường đánh cặp 32 – 42 – 72. Theo quan niệm về tuổi: Nếu bạn dưới 30 tuổi thì đánh cặp 32 – 23, nếu bạn từ 30 đến 70 tuổi thì đánh cặp: 27 – 72.
Rắn ráo bò vào nhà có điềm gì ?
Rắn độc bò vào nha thì bạn nên cẩn thận vì đây không còn là điềm báo may mắn nữa mà chính là sự báo hiệu của những điều khủng khiếp, những điềm gở sắp xảy ra. Rất có thể trong thời gian tới bạn sẽ bị những kẻ tiểu nhân hoặc là kẻ thù hãm hại.

Rắn lành bò vào nhà đây là một điềm báo tốt báo hiệu gia đình bạn sắp đón nhận vận may. Trên phương diện công việc cũng như cuộc sống luôn có quý nhân theo sau phù trợ giúp đỡ nên mọi chuyện được suôn sẻ, thuận lợi.
Rắn ráo là loài rắn lành nên khi nó bò vào nhà thì đây là điềm báo tốt.
Rắn ráo có tác dụng gì ?
Đây là loài rắn có lợi cho người nông dân, chúng diệt chuột làm hạn chế sự phá hoại của loài này đối với lương thực tích trữ hoặc cây ngoài đồng.
Loài rắn này ngoài việc có thể làm các món ăn. Y Học dân gian cho rằng rắn có vị ấm, bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực và các tác dụng y dược
Thịt rắn chẳng những là loại thức ăn rất ngon, giàu chất dinh dưỡng dùng để bồi bổ sức khỏe.
Mỡ rắn để chữa bỏng lửa, chốc đầu và làm cho chóng lên da non, bằng cách bôi xoa nhiều lần lên chỗ bỏng, chỗ chốc.

Máu rắn rất bổ và chữa được nhiều chứng nhức mỏi, đặc biệt công hiệu đối với bệnh đau lưng. Ngay sau khi làm chết rắn, cắt bỏ đầu rồi dốc ngược hoặc cắt chót đuôi rồi dốc xuôi thân rắn cho máu chảy ra, hứng vào một cốc rượu, quấy đều lên trước khi uống.
Mật rắn có thể dùng ngay mật rắn tươi bằng cách nuốt nguyên cả cái hoặc pha với ít rượu mà uống. Rượu mật rắn để chữa đau sưng, nhức mỏi, thấp khớp, ra mồ hôi trộm.

Rắn ráo có ngâm rươụ được không ?
Loài rắn này được ngâm rượu cùng một số loài rắn như hổ mang, rắn lục, cạp nong, cạp nia hay các vị thuốc khác trong các loại rượu tam xà ( 3 loại rắn), ngũ xà ( 5 loại rắn).