Rắn Sọc Dưa Độc Không, Có Ăn Được Không ? [3]

Rắn Sọc Dưa còn được gọi với cái tên khác là Rắn Hổ Ngựa, Rắn Rồng. Loài này thường xuyên vào kho nhà dân để bắt chuột đôi khi là cả gà con, vịt con.

Danh pháp khoa học là Coelognathus radiata. Họ Rắn nước Colubridae. Rắn sọc dưa tên tiếng Anh là Radiated Ratsnake, Copperhead Rat Snake hay Copper-Headed trinket snake.

Hình ảnh rắn sọc dưa

Mục Lục

Rắn Sọc Dưa có độc không ?

Đây là loài rắn không có nọc độc ( không có răng nanh, túi chất độc trên đầu) thuộc họ Rắn Nước một họ rắn lành không độc. 

Tuy loài này không có độc nhưng nếu khi bị rắn cắn thì vết thương bị chảy máu và khá đau nhức cần nên được sơ cứu bằng cách chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùngbằng cồn hoặc nước muối, để các vết thương không bị nhiễm trùng.

Rắn sọc dưa có dộc không

Rắn Sọc Dưa vào nhà có điềm gì

Theo quan niệm dân gian ngày xưa:

Rắn lành bò vào nhà đây là một điềm báo tốt báo hiệu gia đình bạn sắp đón nhận vận may. Trên phương diện công việc cũng như cuộc sống luôn có quý nhân theo sau phù trợ giúp đỡ nên mọi chuyện được suôn sẻ, thuận lợi. Như vậy rắn sọc dưa vào nhà là 1 điềm báo tốt và không có gì phải lo lắng vì việc này.

Rắn Sọc Dưa là rắn gì

Đặc điểm nhận biết:

Loài rắn này có chiều dài từ 1 – 2 m, nặng từ 0,3 – 0,6 kg. Loài rắn này rất hung dữ và chúng rất dễ bị kích động. Đặc biệt vào mùa sinh sản, chúng sẵn sàng tấn công đối thủ để bảo vệ trứng của mình. Khi gặp nguy hiểm cổ phình to hình chữ S theo chiều trước sau làm da cổ căng rộng để lộ rõ màu vàng và đen ở da giữa các vảy cổ. Miệng há rộng, hung hăng, doạ nạt, dữ tợn

Loài rắn không độc sống trên cạn thường gặp ở đồng bằng và trung du, thường ẩn trong các hang chuột đã bỏ không, leo trèo giỏi trên các bờ rào, bụi cây um tùm, đôi khi trên mái nhà tranh.

Đẻ trứng từ tháng 5 – 7, khoảng từ 5 – 12 trứng trong bụi cây hoặc trên lá khô và có tập tính canh trứng. Ở miền Bắc Việt Nam, rắn sọc dưa có tập tính trú đông trong hang chuột bỏ trống từ cuối tháng 11 đến khoảng giữa tháng 3.

Rắn có sọc đen

Rắn Sọc Dưa ăn gì

Thức ăn của loài này chủ yếu là chuột, ngoài ra có cả thằn lằn và ếch nhái, đôi khi ăn cả cá và chim non. Chúng thường vào nhà người dân bắt gà con và các vật nuôi nhỏ trong nhà

Chúng bắt mồi cả vào ban ngày và ban đêm. Chúng đuổi theo con mồi để bắt chứ không rình rập như các loài rắn khác.

Loài này có 2 màu cơ bản là màu xám sọc đen đứt đoạn, màu  vàng sọc đen

Rắn Sọc đen đứt đoạn, thân xám

Toàn thân màu nâu xám, phân biệt rõ với cổ. Lưng màu nâu xám, có bốn đường màu đen chạy từ gáy xuống tới quá nửa thân, hai đường giữa to chạy dài liên tục, hai đường bên cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn.

Rắn sọc dưa vàng ( dưa gang)

Rắn Sọc Dưa vàng

Loài này có màu như quả dưa gang hay gọi là rắn sọc dưa gang, mình màu vàng, rắn có sọc chạy trên lưng  như loài trên.  Loài rắn sọc dưa vàng cũng là loài rắn lành không độc.

Rắn Sọc Dưa có ăn được không

Đây là loài rắn cỡ trung bình, thịt của nó không quá dai, nhưng ít thịt xương khá cứng và cũng được tận dụng làm nhiều món ngon. Thịt của nó màu trắng, lúc chế biến thường ăn luôn phần da bên ngoài

Loài này hay được gọi là rắn hổ ngựa được bắt cách đặt lọp, giăng lưới trên đồng hoặc bắt trực tiếp bằng tay. Loài rắn này rất hay bò vào khu dân cư để bắt chuột, bắt gà nên bị con người bắt nhiều nhất. Cơ thể của nó khá nhỏ chỉ từ 400-500 Gam nên thường khi bị bắt hoặc đánh chết khi bò vào nhà thường bị vứt đi. Chỉ những người bắt rắn chuyên nghiệp số lượng nhiều hoặc con lớn mới chế biến thành món nhậu.

Cách chế biến Rắn Sọc Dưa

Cách làm thịt Rắn Sọc Dưa

Cách làm thịt rắn rất khó nên có thể một ѕố bạn ѕẽ không biết. Nếu mua rắn còn sống thì có 2 cách để làm chết rắn.

Cách làm thịt rắn sọc dưa

Cách 1: Cắt tiết rắn. Treo rắn lên cây rồi cắt đuôi cho tiết chảy ra hoặc lấy mạch máu dưới cổ rắn tầm 2 lóng tay. Tiết này bạn pha loãng với nước sôi để nguội để pha với rượu

Cách 2: Nhúng nước sôi. Rắn mua về ở trong bao chúng ta nhúng hẳn vào trong nước sôi tầm 70 độ. Khi con rắn đã bị ngạt chết thì bạn mới đưa lên bếp than để nướng cho chúng chết hẳn. Cách làm nàу không chỉ an toàn mà còn giúp thịt rắn thơm ngon hơn.

Xong các bước trên chúng ta tiến hành cạo vảy, mổ bỏ phần ruột, cắt bỏ đầu.

Cách rút xương rắn

Rắn sau khi làm thịt xong chúng ta chúng ta có thể bằm cả phần xương hoặc rút xương rắn ra. Nếu bằm cả xương vì xương rắn rất cứng nên lúc ăn rất khó ăn. Nên để món rắn ngon hơn chúng ta nên rút xướng và loại bỏ phần xương này. Muốn dễ loại bỏ xương hơn, bạn lấy dao tiến hành cạo nhẹ nhàng 2 phần xương sườn theo hướng từ đầu xuống đuôi vài lần để xương sườn và xương ống được giãn ra.

Sau đó, bạn hướng phần bụng rắn lên, dùng chày sắt đập vào giữa phần xươn sườn cho đến khi phần xương sườn của rắn gãy hết hoàn toàn.

Cách làm thịt rắn sọc dưa

Cuối cùng, bạn dùng dao tách phần xương sườn ra khỏi xương sống, rồi tiếp tục lấy dao hoặc tay lột phần xương sườn là hoàn thành.

Rắn Sọc Dưa làm món gì ngon

Các món ngon được chế biến từ thịt rắn sọc dưa đã ᴠà đang trở thành món ăn đặc ѕản tại các nhà hàng nổi tiếng. Đặc biệt ᴠới các tín đồ уêu thích các món ăn độc, lạ đậm chất Việt Nam thì các món như thịt rắn bằm la lốt, thịt rắn хào ѕả ớt,…là lựa chọn ѕố 1. Tuу nhiên các món chả dễ làm, dễ ăn nên được chế biến nhiều nhất.

Món ngon rắn sọc dưa

Món chả viên rắn: Thịt rắn sau khi sơ chế thì được xay nhuyễn rồi trộn với các loại gia vị rồi vo thành miếng vừa ăn chiên lên.

Món rắn nhồi: Món này đòi hỏi lúc sơ chế cần lột da rắn trước. Thịt rắn sau khi xay nhuyễn trộn với gia vị được nhồi ngược trở lại cái da ban đầu như dồi heo Lúc ăn chỉ cần cắt từng miếng vừa miệng.

 

Món ngon rắn sọc dưa

Rắn xào xả ớt. Thịt rắn sau khi được làm sạch và ướp với các gia vị quen thuộc sẽ được xào nhanh để săn lại với xả ớt.

Rắn nướng muối ớt: Rắn sau khi được làm sạch và rút xương thì ướp với muối ớt, sa tế hành rồi nướng trực tiếp trên bàn ăn.

Rắn cuốn lá lốt nướng: Thịt rắn sau khi làm sạch băm nhuyễn với gia vị thay vì đem chiên lên thì thêm 1 công đoạn nữa là cuốn với lá lốt rồi mới chiên lên.

Rắn Sọc Dưa có tác dụng gì

Đây là loài rắn có lợi cho người nông dân, chúng diệt chuột làm hạn chế sự phá hoại của loài này đối với lương thực tích trữ hoặc cây ngoài đồng.

Loài rắn này ngoài việc có thể làm các món ăn. Y Học dân gian cho rằng rắn có vị ấm, bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực và các tác dụng y dược

Thịt rắn chẳng những là loại thức ăn rất ngon, giàu chất dinh dưỡngdùng để bồi bổ sức khỏe. Trong Đông y cổ truyền, thịt rắn đem nấu với thịt mèo thành “long hổ hội” – một vị thuốc cực bổ, chữa được nhiều thứ bệnh.

Mỡ rắn thường tập hợp ở xung quanh ống tiêu hóa làm thành từng phiến màu trắng ngà. Với tác dụng dưỡng da đặc biệt, mỡ rắn dùng để chữa bỏng lửa, chốc đầu và làm cho chóng lên da non, bằng cách bôi xoa nhiều lần lên chỗ bỏng, chỗ chốc.

Máu rắn rất bổ và chữa được nhiều chứng nhức mỏi, đặc biệt công hiệu đối với bệnh đau lưng. Ngay sau khi làm chết rắn, cắt bỏ đầu rồi dốc ngược hoặc cắt chót đuôi rồi dốc xuôi thân rắn cho máu chảy ra, hứng vào một cốc rượu, quấy đều lên trước khi uống.

Mật rắn có thể dùng ngay mật rắn tươi bằng cách nuốt nguyên cả cái hoặc pha với ít rượu mà uống. Cũng có thể dùng chỉ mảnh buộc chặt ống dẫn mật lại, đem mật treo ở chỗ thoáng mát cho khô tự nhiên rồi ngâm với rượu. Rượu mật rắn để chữa đau sưng, nhức mỏi, thấp khớp, ra mồ hôi trộm. Còn dùng dưới dạng xà đởm trần bì, nó đặc trị ho hen, đờm suyễn.

 Rắn Sọc Dưa có ngâm rượu được không

Rắn sọc dưa thường được ngâm rượu với các loài rắn khác để tăng độ thẩm mĩ của hủ rượu. Bộ 5 rắn ngâm rượu gồm có: rắn sọc dưa, rắn hổ trâu, rắn ráo, rắn hổ mang và rắn cạp nong. Lưu ý ngâm bằng rượu nặng (40 độ).

Rắn sọc dưa ngâm rượu

Gía Rắn Sọc Dưa

Trước đây loài này rất nhiều nên có khi người dân không bắt làm thịt hoặc đập chết xong rồi vứt đi. Tuy nhiên thịt rắn hiện nay là 1 đặc sản và nó được thu mua rất nhiều không hạn chế số lượng. Một số chợ mua bán thịt thú rứng giá phổ biến loài rắn này từ 200.000-300.000 vnđ/ 1 kg. 

Gặp rắn sọc dưa đánh con gì

Gặp Rắn Sọc Dưa đánh con gì

Đi đường gặp rắn thường đánh ngay các cặp số 82 – 12 – 40. Theo quan niệm người xưa thì khi thấy rắn băng qua đường đánh cặp 32 – 42 – 72. Theo quan niệm về tuổi: Nếu bạn dưới 30 tuổi thì đánh cặp 32 – 23, nếu bạn từ 30 đến 70 tuổi thì đánh cặp: 27 – 72 còn nếu bạn đã ngoài 70 tuổi thì cặp 24 – 42 là chuẩn nhất.

Tác hại của Rắn Sọc Dưa

Trong dân gian có câu nói về loại rắn này: ‘Vào nhà là rắn rồng ra đồng là rắn hổ ngựa’ nó di chuyển rất nhanh và thích ăn thịt chuột nên đôi khi chúng hay lân la vào các nhà kho để tìm chuột.

Hiện nay do môi trường sống bị thu hẹp nên chúng rất thường hay ở trong các khu dân cư nông thôn và gây một số phiền toái cho người dân. Ngoài săn chuột thì chúng còn săn luôn cả gà con, vịt con thậm chí ăn được trứng gà trứng vịt và  các động vật nuôi nhỏ khác.

Kỹ thuật nuôi rắn sọc dưa

Kỹ thuật nuôi Rắn Sọc Dưa

Loài rắn này ít được nuôi thương phẩm do giá trị của nó thấp hơn nhiều so với các loại rắn khác. Tuy nhiên do là loài rắn không độc nên việc việc nuôi chúng làm cảnh cũng không hiếm.  

Rắn con mới nở thả vào chuồng cho uống nước khoảng 7 ngày sau rắn thay da, khi rắn thay da thả nhái nhỏ vào để rắn ăn.

Rắn là động vật hoang dã, ít bị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho rắn là biện pháp tốt nhất: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ, không lầy lội, không quá nóng hoặc quá lạnh, không có mùi lạ, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng khác gây hại cho rắn.

Loài rắn này là 1 loài rắn lành, chúng săn bắt chuột bảo vệ mùa màng cho người nông dân vì vậy chúng ta có thể sống chung với chúng mà không phải lo sợ.

Trả lời