Rắn trun có độc không ? Rắn Trun đuôi đỏ, đĩa miền Tây [7]

Rắn Trun còn được gọi với cái tên khác là Rắn Đẻn, Rắn 2 đầu, Rắn Chun, Rắn Giun. Rắn Trun có độc không ? cùng tìm hiểu loài rắn này qua nội dung dưới đây.

Rắn Trun có độc không

Mục Lục

Rắn Trun là rắn gì ?

Rắn Trun chỉ gồm 1 chi Cylindrophis nằm trong Họ Rắn trun: Cylindrophiidae. Loài này thường đào hang sống gần những bờ sông, ruộng.  

Đặc điểm cơ thể có với phần đuôi giống hệt phần đầu hơi cong lên còn được gọi là rắn 2 đầu Là loài rắn nhỏ cơ thể chỉ từ 20 cm đến 80 cm.

Khi bị đe dọa, chúng làm dẹp phần sau của cơ thể và cong nó lên trên mặt đất để hiển thị mô hình bụng dễ thấy của chúng, trong khi phần đầu vẫn được che giấu giữa các cuộn cơ thể.

Loài này chỉ bao gồm 8 loài trong họ của chúng và khá phổ biến ở Việt Nam là loài rắn sọc đen trắng đuôi đỏ.

Rắn trun có độc không

Thức ăn của Rắn trun

Các loài rắn nhỏ thì thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, giun đất. Các loài rắn trun lớn thì ăn các loại bò sát nhỏ, chuột, cá, lươn.

Chúng thường quấn chặt con mồi tới khi con mồi chết chứ không phải bằng nọc độc. Con mồi bị nuốt chửng nhờ sự co giản của bộ hàm.

Rắn trun có độc không

Rắn Trun có độc không

Các loài rắn trong họ rắn trun hoàn toàn không có độc. Chúng có màu sắc rất giống với các loài rắn độc như khoang trắng đen, đen đỏ, đuôi đỏ để đánh lừa kẻ thù nhưng thật chất chúng hoàn toàn không có độc.

Các loại rắn trun thường gặp ở Việt Nam

Rắn trun đĩa

Là loài rắn nhỏ chiều dài cơ thể chỉ từ 20 – 30 cm. Toàn thân màu đen hoặc nâu , 1 số có sọc chạy dọc theo 2 bên hông, da như lươn nhưng thật ra vẫn có vãy. Rắn chun đĩa thường làm hang như lương ở sình lầy ven ao hồ, sông suối. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng nhỏ, giun.

Rắn Trun đĩa

Rắn trun đĩa có độc không

Loài rắn này hiếm khi cắn con người, chúng chỉ tự vệ bằng cách chui sâu vào trong hang. Là loài rắn không độc.

Rắn trun đuôi đỏ

Là loài rắn nhỏ chỉ dài 40-50 cm, phần đuôi hình giống cái đầu thứ 2 màu đỏ cong lên khi tự vệ. Khoang đen và khoang trằng xếp đều nhau theo hình zích zắc dính liền nhau, các khoang trắng thường không liền mạch ( loài rắn cặp nong, cặp nia các khoang này thường liền mạch rõ ràng không dính vào nhau). Là loài rắn không độc

Rắn trun đuôi đỏ

Rắn trun miền tây

Danh pháp khoa học: Cylindrophis ruffus Con trưởng thành có thể dài tới 80 cm. Chúng có màu sắc rất sặc sỡ khoang đen khoang cam. Phần đầu và phần đuôi giống nhau. Thức ăn của chúng là các loài cá, bò sát nhỏ như kì nhông, chuột đồng.

Rắn trun miền Tây

Rắn trun miền tây có độc không ?

Tuy có màu sắc khá đáng sợ nhưng chúng hoàn toàn không độc. Màu sắc đó chủ yếu để đánh lạc hướng kẻ thù tưởng chúng là loài rắn độc như rắn cặp nong, cặp nia.

Rắn trun 2 đầu (Rắn giun)

Loài rắn này có kích thước nhỏ chỉ từ 20-30 cm thường nép mình dưới các hốc cây, lá khô trong những khu đất ẩm. Loài này có phần đầu và phần đuôi gần như tương đương nhau, hay sống ở dưới đất nên còn gọi là rắn giun.

Rắn trun hai đầu

Rắn trun 2 đầu (rắn giun) có độc không ?

Loài này cũng không có nọc độc, cơ thể cũng không chứa bất kỳ độc tố nào. Thậm chí chúng còn không thể cắn được con người vì cơ thể quá nhỏ.

Rắn Trun Bạch tạng (Bạch xà)

Đây là một loài rắn trun đột biến. Chúng có màu màu trắng muốt toàn cơ thể. Những người bắt được rắn này thường cho là rắn ông bà hay rắn Thần.

Rắng trun bạch xà

Các loài trong họ rắn trun đều hoàn toàn không độc nhưng cũng dễ lầm tưởng với các loài rắn khác như cặp nong, cặp nia cũng có khoanh trắng, khoanh đỏ. Chúng rất dễ phân biệt bởi có đầu và đuôi gần như bằng nhau. Trong khi đó rắn cặp nong, cặp nia đuôi thuôn nhọn nhỏ và dài.

Trả lời