Rau càng cua còn được gọi là rau tiêu hay còn có tên là đơn kim, cúc áo, thích châm thảo, cương hoa thảo. Ngoài là 1 món ăn rất ngon thì trong thành phần có các chất dinh dưỡng có công dụng rất tốt với sức khỏe

Tên tiếng anh Pepper Elder, Shiny Bush
Danh pháp khoa học Peperomia pellucida , Họ Hồ Tiêu Piperaceae
Mục Lục:

Thông tin dinh dưỡng
Beta-caroten (tiền Vitamin A) Carotenoid 4.166 UI/100g trong rau càng cua thậm chí còn cao hơn cà rốt. Beta caroten còn được gọi là provitamin A, là tiền chất để tổng hợp vitamin A – một loại vitamin rất cần thiết cho mắt.
Beta caroten được xem là tiền thân tốt nhất của vitamin A trong các loại carotenoid. Đây cũng là một nguồn bổ sung tốt vitamin A cho những người ăn thuần chay.
Phosphor 34mg/100g, Canxi 224 mg Chất photpho, canxi giúp trẻ em phát triển xương, ngăn ngừa còi xương và chữa chứng loãng xương người lớn
Kali 277 mg/100g Magie 62mg/100g Kali và magie trong rau giúp hỗ trợ các bệnh về tim và tiêu hóa.
Sắt 3,2 mg/100g là khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu, đồng thời giúp tăng khả năng tập trung của trí não.
Vitamin C 5,2mg/100g , carotenoid tăng khả năng miễn dịch, ngừa bệnh xơ vữa động mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể.
Tác dụng của Rau càng cua
Theo các nhà Khoa Học
Chất chống vi khuẩn/chống oxy hóa mạnh mẽ Theo Tạp chí Dược (Pharmacognosy magazine), tinh dầu từ thân và lá Càng cua có đặc tính kháng khuẩn E. coli, họ vi khuẩn đường ruột… Ngoài ra, beta caroten là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.
Hỗ trợ đái tháo đường: Theo Tạp chí Nghiên cứu Y sinh Quốc tế (International Journal of Biomedical Research), kết quả nghiên cứu cho thấy loài rau này làm giảm đáng kể đường trong máu.
Tái tạo xương: Theo Tạp chí Dân tộc học (Journal of Ethnopharmacology), kết quả thí nghiệm bị tổn thương xương đùi cho thấy chiết xuất etanolic có thể tái tạo xương sau chấn thương.
Bảo vệ dạ dày: Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: Dillapiole là hợp chất hoạt động mạnh nhất trong vai trò bảo vệ dạ dày của rau.
Chống viêm: Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ rau này có tác dụng kháng viêm và giảm đau do có chất prostaglandin tổng hợp.
Theo Đông y
Theo Đông y, rau này có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ, thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức
Các bài thuốc chữa bệnh
Viêm họng: Rau càng cua 50 – 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.
Thiếu máu: Rau CC 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.
Lợi tiểu: Rau CC 150-200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi , chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau CC sắc uống mỗi ngày 50 – 100g.
Sưng tấy, chưa vỡ mủ: Rau CC 100 – 150g, cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Bã đắp ngoài.
Mụn nhọt: Rau CC 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống.
Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: Rau CC ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.

Rau càng cua kỵ với gì
Theo các chuyên gia cho biết, loại rau này có thể chế biến được với hầu hết loại thực phẩm khác mà không gây bất kì tác dụng phụ nào.
Tác hại của Rau càng cua
Gây áp lực lên thận
Giống như rau Diếp Cá hay rau má,…, rau càng cua cũng có đặc tính hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu mà bạn cần cân nhắc sử dụng thật hợp lý.
Theo đó, nếu ăn hoặc uống quá nhiều nước càng cua trong thời gian ngắn rất dễ tạo áp lực lên chức năng bài tiết nước tiểu của thận, bạn sẽ đi tiểu nhiều lần và có thể lên tới trên 10 lần một ngày.
Mất cân bằng điện giải
Liên tục tiêu thụ lượng lớn rau này là thói quen bạn cần phải thay đổi ngay, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ bị dư thừa kali, gây ra hiện tượng mất cân bằng chất điện giải.
Ngoài ra, nếu không kịp thời khắc phục tình trạng này, thể tích dịch trong cơ thể sẽ sụt giảm và khiến huyết áp hạ thấp dưới mức an toàn.
Những ai không nên ăn
Tuy rau có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bên cạnh đó cũng có một số tác dụng phụ đối với những người bị mẫn cảm với thành phần của rau.
Càng cua mang lại nhiều lợi ích cho con người nên nó thường có rất ít tác hại. Người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng.
Đối với một số người đang điều trị hoặc bị bệnh sỏi thận lâu năm đang điều trị các loại thuốc, những người đang bị tiêu chảy thì không nên ăn rau càng cua.
Trẻ sơ sinh, người già và những bệnh nhân sỏi thận không nên sử dụng rau này.
Những bệnh nhân dị ứng, hen suyễn và có tiền sử hen suyễn nên tránh sử dụng rau này để tránh kích ứng. Càng cua khi ăn sẽ có mùi mù tạt vì thế có thể ảnh hưởng và gây ra một số triệu chứng không mong muốn cho những người hen suyễn.
Đối với đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai và cho con bù, bệnh nhân chuẩn bị hoặc đang trong quá trình điều trị thuốc hoặc phẩu thuật… nên tránh việc sử dụng càng cua dưới bất kì hình thức nào để đảm bảo sức khỏe.

Đặc điểm hình thái
Thân cây Thân màu xanh lục mờ, mọc thẳng hay mọc đối, thường dài 15-45 cm, các lóng thường dài 3-8 cm, không lông.
Lá cây: Những chiếc lá hình trái tim màu xanh bóng, dài 3-4cm xếp xen kẽ và xoắn ốc dọc theo thân cây.
Hoa màu lục, nhỏ và không đáng kể, mọc quanh năm trên các gai hoa mảnh, mọc ở ngon thân.
Hình dạng và kích thước thước trái: Qủa nhỏ, đầu đinh có kích thước từ tròn đến thuôn dài có rãnh, có sọc dọc theo chiều dọc. Sinh sản bằng hạt nhung cũng có thể dâm bằng thân, chồi, lá.
Hương vị: Mùi giống mù tạt khi nghiền nát. Các bộ phận thực vật được sử dụng toàn cây, lá, thân.
Rau Càng Cua có rất nhiều thành phần dinh dưỡng có thể hỗ trợ chữa trị các bệnh như đã nêu ở trên. Các món ăn được chế biến từ càng cua cũng rất hấp dẫn. Tuy nhiên việc ăn nhiều quá bất kỳ 1 loại gì cũng đều không tốt cho sức khỏe.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết!
Tư liệu: Các Bài thuốc nhân gian Việt Nam