Rùa Núi Vàng là loài đặc biệt quí, hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam cần được bảo tồn. Danh pháp khoa học Indotestudo Elongata họ Rùa núi (Testudinidae).
Rùa Núi Vàng tên Tiếng Anh là Elongated tortoise. Rùa tiếng anh là Tortoise
![[3] Rùa Núi Vàng: Đặc Điểm, Tập Tính, Sinh Sản 23 Hình ảnh rùa núi vàng Elongated tortoise](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/rua-nui-vang-4-1-1024x535.jpg)
Mục Lục
Mô tả
Rùa núi vàng có cơ thể trung bình, chiều dài mai khoảng 27,5 cm nặng 3,5 kg. Trên đầu có nhiều tấm sừng. Mai gồ cao, đôi khi hơi thắt ở giữa.
Phía trước yếm phẳng , phía sau yếm lõm sâu. Con đực có đuôi dài, cứng yếm lõm sâu, con cái có đuôi ngắn, yếm phẳng. Thân hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai màu vàng, giữa mỗi tấm vảy có đốm đen. Con cái có xu hướng rộng hơn con đực và tròn trịa hơn.
Con đực cũng có đuôi lớn hơn nhiều so với đuôi của con cái. Những con đực có một mỏm sừng lõm trong khi những con cái là dẹt. Ngoài ra, vuốt sau của con cái dài hơn và cong hơn rõ rệt so với vuốt của con đực. Người ta tin rằng điều này là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng tổ.
![[3] Rùa Núi Vàng: Đặc Điểm, Tập Tính, Sinh Sản 24 Hình ảnh rùa núi vàng Elongated tortoise](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/rua-nui-vang-2-1-1024x535.jpg)
Rùa Núi Vàng có ngủ đông không
Ở miền Nam Việt Nam, về mùa khô, rùa có cá tính trú khô, chúng nằm lì trong bụi và không ăn; sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn.
Thức ăn chủ yếu là thực vật: hoa quả, rau xanh, có thể ăn cả nấm, giun đất và ốc sên.
![[3] Rùa Núi Vàng: Đặc Điểm, Tập Tính, Sinh Sản 25 rua nui vang con 1](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/rua-nui-vang-con-1.jpg)
Sinh sản
Mùa sinh sản của Rùa Núi Vàng vào tháng 10, 11 hàng năm, đẻ từ 4-5 trứng, có kích thước 4-5 cm và có tập tính vùi trứng.
Môi trường sống của Rùa Núi Vàng
Rùa sống trong rừng nơi có những bụi cây thấp, ở độ cao tương đối thấp.
Trong nước: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu
Thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miama, ẤN Độ, Xri Lanc, Malaisia và Philippin
Rùa Núi Vàng có giá trị gì
Rùa có giá trị về thực Phẩm, dược liệu và thẩm mỹ. Thịu rùa ngon, được nhiều người ưa thích. Mai và yếm nấu cao, có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Chúng còng được nuôi ở những nơi vui chơi, giải trí vườn động vật.
Trình trạng: Hiện nay số lượng ngoài tự nhiên giảm sút mạnh do săn bắt quá mức
Rùa Núi Vàng có nằm trong sách đỏ
Loài này có trong Sách đỏ Việt Nam. Phân hạng: EN A1d+2d cấp nguy cấp. Nhóm IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về Quản Lý Thực Vật Rừng, Động Vật Rừng Nguy cấp, quí, hiếm.
Biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắt, buôn bán. Cần tổ chức nhân nuôi
Rùa Núi Vàng giá bao nhiêu
Tham khảo giá trên 1 số Group Facebook thì giá bán từ 1 -2 triệu đồng 1 con.
Rùa con dài 6-8 cm giá từ 500.000 – 800.000 vnđ/con
![[3] Rùa Núi Vàng: Đặc Điểm, Tập Tính, Sinh Sản 28 Rùa núi vàng ăn gì](https://rungasia.com/wp-content/uploads/2022/03/rua-nui-vang-an.jpg)
Cách nuôi
Rùa Núi Vàng ăn gì tốt nhất
Loài này ăn các loại rau như cải ngọt, rau lang, xà lách hoặc các loại hoa quả khác như cà rốt, chuối, dưa chuột.
Rùa núi vàng thích nhất cà chua. Không nên cho ăn quá nhiều chuối vì làm da rùa xỉn màu. Không nên cho rùa ăn thịt, cá vì những thực phẩm dễ gay tiêu chảy.
Nuôi loài rùa các bạn có thể làm chuồng hoặc không. Chuồng nuôi lót bằng mùn dừa
Tắm rùa núi vàng bằng cách pha nước cùng với ít nước muối sinh lý.
Cách Xử Lý Rùa Núi Vàng bỏ ăn
Nắng rất quang trọng với rùa vì rùa là loài động vật biến nhiệt. Nắng làm nóng cơ thể rùa giúp nó trao đổi chất tốt hơn.
Vào mùa đông lúc trời lạnh thì rùa thường bỏ ăn. Chúng ta cần đem nó ra phơi nắng để cơ thể của nó được sưởi ấm. Rùa sẽ ăn trở lại.
Nuôi Rùa Núi Vàng có bị phạt không
Loài Indotectudo elongata thuộc nhóm IIB (Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng) Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006.
Trong điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế CITES quy định trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp cấp tỉnh.
Như vậy việc nuôi Rùa núi vàng cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc về xuất xứ và phải có giấy phép của Chi cục Kiểm Lâm Tỉnh và chỉ được nuôi nhằm mục đích gây giống, không được nuôi với mục đích thương mại, làm thịt.