Con Tắc Kè dài 43 cm nặng 350g thực tế trong tự nhiên sẽ không thể tìm thấy được. Bởi loài này kích thước tối đa là 40cm, trọng lượng tối đa 300g.
Tắc Kè Tên tiếng Anh là Gekko. Danh Pháp Khoa học là Gekko gecko Chi: Gekko . Họ: Gekkonidae.

Mục Lục
Tắc kè có mấy loại
Phân bộ Thằn lằn Lacertilia là một nhóm bò sát có vảy phân bố rộng rãi, với khoảng 3800 loài.
Một số các loài Thằn lằn tiêu biểu trong phân bộ này:
Họ Nhông
Họ Nhông Agamidae là một họ gồm hơn 300 loài bò sàt phân bộ Kỳ nhông bản địa ở châu Phi, châu Á, Úc, và một số ít ở Nam Âu. Nhiều loài thường được gọi là rồng hay thằn lằn rồng. Số lượng loài thuộc họ này trên thế giới là 445. Tại Việt Nam, có khoảng 24 loài thuộc họ Nhông, với các tên gọi phổ biến là nhông, nhông cát, rồng đất, v.v..

Đuôi của chúng không thể rụng và tái sinh. Có khả năng thay đổi màu sắc hạn chế để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Họ Tắc kè hoa
Danh pháp khoa học: Chamaeleonidae Chúng có khả năng thay đổi màu da bao gồm hồng, xanh dương, đỏ, da cam, xanh ngọc, vàng, và màu xanh lá cây. Màu sắc là một ngôn ngữ được sử dụng để bảo vệ lãnh thổ, thể hiện cảm xúc và giao tiếp với bạn tình tiềm năng.

Nó cũng là một phương tiện điều tiết thân nhiệt. Cách chúng thay đổi màu sắc thật thú vị: Các tế bào chứa nhiều sắc tố nằm dưới da và có thể đóng mở để phơi bày màu sắc. Chẳng hạn, khi tức giận, tắc kè hoa mở tế bào chứa sắc tố nâu – melanin, giúp biến nó thành màu thẫm.

Khi nó thư giãn, tế bào chứa sắc tố vàng hoặc xanh kết hợp, làm cho da có màu xanh dịu. Khi bị kích thích tình dục, tắc kè hoa tạo ra rất nhiều màu sắc và hoa văn. Vào ban đêm, nhiều tắc kè hoa biến thành màu trắng.
Họ Thằn lằn tiền sử
Họ Thằn lằn tiền sử Agamidae chứa hai phân họ, khoảng 52 chi và hơn 350 loài. Một số loài đào một số khác có vảy chân đã được sửa đổi cho phép chúng chạy bằng hai chân trên mặt nước.
Moloch horridus quỷ có gai có nhiều gai có thể tự phồng lên bằng không khí khi căng thẳng. Draco có những chiếc xương sườn đã được sửa đổi được bao phủ bởi lớp da mỏng hoạt động như một chiếc tàu đệm khí, và những con thằn lằn này lướt tới nơi an toàn như một phản ứng thoát hiểm.


Các loài này động ban ngày và hướng về thị giác, và ít nhất một số loài có thể phân biệt giữa các màu trong quang phổ thị giác, cũng như trong các bước sóng cực tím.
Phân họ Kỳ Nhông Bay
Phân họ Kỳ Nhông Bay Draconinae sinh sống tại khu vực Nam Á, Đông Nam Á. Một số hệ thống phân loại thì cho rằng các chi của phân họ này nên gộp trong phân họ Agaminae.

Họ Tắc kè
Danh pháp khoa học Gekkonidae là một họ các loài thằn lằn cổ nhất trong nhóm thằn lằn hiện đại.Chứa đựng được 950 loài được mô tả trong mỗi 64 chi làm cho nó trở thành họ lớn nhất trên thế giới. Tại thời điểm tháng 4 năm 2019 người ta công nhận 1.217 loài khác nhau.

Họ Thằn lằn đuôi xoăn
Họ Thằn lằn đuôi xoăn Leiocephalidae , còn được gọi là thằn lằn đuôi xoăn hoặc thằn lằn đuôi Một trong những đặc điểm nhận dạng của những con thằn lằn này là đuôi của chúng thường cong lên. Hiện có 29 loài đã biết..

Họ thằn lằn mủ sắt
Họ thằn lằn mủ sắt Corytophanidae Chúng là các loài thằn lằn có kích thước trung bình, với cơ thể dẹp hai bên hông, và thường có một cái mào khá phát triển ở trên đầu, với hình dáng giống như mũ sắt. Chiếc mào này là một đặc trưng dị hình giới tính của các con đực.

Họ Cự đà
Họ Cự đà danh pháp khoa học Iguanidae, là một họ thằn lằn bao gồm cự đà (nhông gai lưng) và các loài họ hàng của nó.

Con Tắc kè và Kỳ nhông khác nhau như thế nào
Tắc kè và Kỳ Nhông là 2 loài hoàn toàn khác nhau
Tắc kè nằm trong họ Gekkonidae Kỳ Nhông nằm trong họ Họ Nhông Agamidae

Tiếng Tắc kè kêu
Có một số quan điểm về tiếng loài này phát ra. Nhiều người cho rằng Tắc Kè Phát Ra tiếng là dự báo về thời tiết ngày mai, Phát Ra tiếng lẻ thì trời sẽ nắng, còn Phát Ra tiếng chẵn thì trời sẽ mưa.
Còn có 1 sự tích kể rằng. Ai nghe thấy đủ mười hai tiếng tắc tè kêu thì mau mau lặng lẽ lần theo tiếng của nó mà tìm ngọc, bở có rồi ước gì được nấy, trên đời không phải thiếu thốn nửa.
Con Tắc Kè vào nhà có điềm gì
Theo quan niêm của ông bà ngày xưa. Bỗng nhiên gia đình thấy một chú tắc kè hoa vào nhà thì đây là một điềm báo tốt. Trong thời gian tới, cuộc sống của gia đình sẽ nở hoa và những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.
Có một trường hợp khác, nếu tắc kè vào nhà sống luôn và ngày nào cũng kêu liên tục thì đây là điềm báo vô cùng tốt, cho thấy bạn và các thành viên trong gia đình bạn có cuộc sống sung túc, tài lộc cả đời.
Rất nhiều gia đình bắt gặp loài này sống luôn trong nhà ngày nào nó cũng kêu liên tục, kể từ đó gia đình họ làm ăn phất lên như diều gặp gió.
Nếu thấy 3 con tắc kè vào nhà bạn thì đây cũng là tin hiệu tốt, may mắn. Tuy nhiên, điềm báo cũng nhắc nhở bạn nên cố gắng thay đổi bản thân trở thành phiên bản tốt nhất.
Tắc Kè Kêu Có Điềm Gì ?
Theo quan niệm ông bà ngày xưa, tiếng con loài này kêu là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào số tiếng kêu của chúng. Cụ thể như sau :
Tắc kè kêu 3 tiếng
Hễ vào nhà ai, kêu ba tiếng thì nhà đó ắt gặp điềm gỡ. Nhẹ thì tai nạn đau ốm, thuốc thang mới khỏi. Nặng thì mất mạng, gia đình tang thương.
Tắc kè kêu 4 tiếng
Báo hiệu những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với cuộc sống của bạn. Từ công việc đến con đường tình duyên, nếu bạn còn đi học thì học tập có kết quả tốt.
Tắc kè kêu 5 tiếng
Thời gian tới, công việc làm ăn kinh doanh của bạn phất lên như diều gặp gió. Còn nếu bạn là nhân viên văn phòng thì sẽ được thăng tiến trong công việc.
Tắc kè kêu 6 tiếng
Gia đình bạn sẽ sớm tiếp đón một vị khách đến. Tuy có thể sẽ có phần làm quấy rầy gia đình bạn một chút nhưng cũng đừng vì thế mà đón tiếp qua loa. Bởi vì họ có thể sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều khi bạn và người thân gặp khó khăn sau này.
Tắc kè kêu 7 tiếng
Bạn cần thay đổi bản thân theo hướng tích cực, chắc chắn may mắn và thành công sẽ đến với bạn.
Tắc kè kêu 8 tiếng
Cho thấy có người sẽ đem tin vui về cho bạn trong vài ngày tới. Đây có thể là tin tức về chuyện làm ăn hoặc một dự định mà bạn đã ấp ủ bao lâu nay. Chính vì vậy hãy chuẩn bị cho mình những điều cần thiết tiếp theo để thực hiện mong ước của mình bạn nhé!
Tắc kè kêu 9 tiếng
Thể hiện gia đình bạn đang có một cuộc sống hạnh phúc viên mãn, con cái ngoan ngoãn.
Tắc kè kêu 12 tiếng
Báo hiệu bạn đang cảm thấy rất mệt mỏi, áp lực trong công việc nên muốn buông xuôi. Hãy cố gắng vượt qua, cuộc sống của bạn sẽ tốt lên trong thời gian tới mà thôi.
Sự thật Tắc kè dài 45 cm, nặng trên 4 lạng giá 1 tỉ đồng
Thời gian gần đây rộ lên tin rằng tắc kè lớn, nặng trên 400 gam và dài từ 45 cm trở lên sẽ được mua với giá cả tỉ đồng.
Kinh nghiệm dân gian cho thấy, loài này có trọng lượng không quá 300 gam và chỉ dài tới 40 cm, có lẽ vì nắm chắc đặc điểm và cấu tạo cơ thể của loài bò sát như vậy nên người ta đưa ra tiêu chuẩn “dài từ 43 cm trở lên, nặng trên 300 gam” khiến người săn tìm không thể có được con tắc kè dài và nặng đến thế.
Từ những thông tin trên mạng xã hội rất có thể câu chuyện “tắc kè khủng” chỉ là một chiêu trò lừa đảo. Bằng cách nào đó, bọn lừa đảo đã lai tạo được những con tắc kè to, dài mà trong tự nhiên không thể có được.
Khi đã có một số lượng loài đột biến, chúng đến các vùng quê đặt mua với giá rất cao, chúng còn sẵn sàng bỏ tiền tỷ ra để mua lại một vài con của chính bọn chúng nhằm tạo lòng tin và cơn sốt! Khi “con mồi” đã rơi vào bẫy, chúng mang cả chục, cả trăm con ra bán, thu được bộn tiền rồi tắt máy, bỏ sim, xóa số, khiến thứ cấp ôm “món hàng” khủng rồi vỡ nợ. Chiêu trò này đã cũ nhưng có thể sẽ khiến không ít người trở thành nạn nhân mới.
Con Tắc kè bông Việt Nam
Phân bố:
Loài này sinh sống ở đông bắc Ấn Độ, Bhutan, Nepal và Bangladesh, khắp Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, và phía tây New Guinea
Đặc tính tự nhiên
Môi trường sống bản địa của nó là rừng nhiệt đới, nơi nó sống trên cây và vách đá, và nó cũng thường thích nghi với môi trường sống của con người ở nông thôn, đi khắp trên tường và trần nhà vào ban đêm tìm kiếm côn trùng để ăn.
Chiều dài (bao gồm cả đuôi) lên đến 30 cm. Nó có hình trụ nhưng hơi dẹt về hình dạng cơ thể. Đôi mắt có con ngươi thẳng đứng. Da mềm khi chạm vào và nhìn chung có màu xám với những đốm đỏ, nhưng con vật có thể thay đổi màu da để hòa vào môi trường.
Loài này là loài dị hình giới tính, con đực có màu sặc sỡ hơn và kích thước lớn hơn một chút. Loài này nói chung là hung hăng, có tính bảo vệ lãnh thổ và có cái cắn mạnh.
Tắc kè ăn gì
Con Tắc kè bông ăn côn trùng, trái cây, thảm thực vật và động vật có xương sống nhỏ.
Con con có chiều dài cơ thể từ 4 cm đến 10 cm, ăn các loài sâu gạo, dế nhỏ, thằn lằn nhỏ,… đuôi chúng trong độ tuổi này rất dễ bị đứt.
Sinh sản
Là loài đẻ trứng. Con cái đẻ một hoặc hai quả trứng và bảo vệ chúng cho đến khi chúng nở. Trứng của chúng có đường kính từ 5 cm đến 8 cm, trứng mới đẻ ra có vỏ mềm dính được trên bề mặt phẳng, sau 30 phút tới 1 giờ vỏ trứng sẽ cứng dần, trứng sẽ giữ nguyên trạng thái như vậy từ 2 đến 3 tháng hoặc hơn rồi nở thành con.