Phân Con Thạch Sùng và con Thằn Lằn [9] có độc tố

Con Thạch Sùng còn được gọi với cái tên khác là con Thằn lằn, con Thạch Thùng. Danh pháp khoa học là : Hemidactylus frenatus. Con Thạch Sùng tên tiếng Anh là Common house gecko ( Nghĩa là con tắc kè ở chung nhà).

Hình ảnh con thạch sùng

Mục Lục

Nguồn gốc tên gọi Con thạch Sùng và con Thằn Lằn, con Thạch Thùng

Xét theo tên gọi của từng miền con Thạch Sùng và con Thằn lằn, con Thạch Thùng là cùng 1 loài. Thằn lằn, Thạch Thùng là tên gọi theo tiếng địa phương của cùng 1 loài này. Tên phổ thông chuẩn Tiếng Việt gọi là con Thạch Sùng.  Để chỉ loài vật có chiều dài khoảng 7,5 cm đến 15 cm, màu vàng nhạt hoặc trắng đục hay sống trong nhà xuất hiện nơi ánh sáng đèn để bắt côn trùng.

Xét về tên khoa học con Thạch Sùng là 1 loài thuộc bộ Thằn Lằn lằn có vảy bao gồm hơn 3200 loài thằn lằn khác nhau.

Con Thạch Sùng có độc không

Thạch sùng không có nọc độc, cơ thể của nó cũng không chứa chất độc. Nếu bị thạch sùng cắn thì vết cắn cũng không hề hấn gì thậm chí không bị xước da vì loài này kích thước rất nhỏ.

Tuy nhiên nếu thức ăn để để phân thằn lằn  rơi vào có thể gây ngộ độc. Do chúng ăn nhiều loại côn trùng trong đó có nhiều loài có chứa chất độc nên phân của loại thải ra những chất độc có trong những loài côn trùng này. Ngoài ra trong phân của loài này còn chứa vi khuẩn salmonella.

vi khuan salmonella

Vi khuẩn salmonella (Vi khuẩn thương hàn) đi vào hệ tiêu hóa của cơ thể, sau khi bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố. Vi khuẩn Salmonella chết càng nhiều càng có nhiều độc tố giải phóng tấn công vào cơ thể người nhiễm.

Nội độc tố của vi khuẩn salmonella gây ra ảnh hưởng rất xấu tại ruột, nội độc tố sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột). Nội độc tố do vi khuẩn salmonella giải phóng đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương hệ thần kinh và nhiễm độc toàn thân

Bẫy thạch sùng bằng chai nhựa

Cách bắt bẫy, tiêu diệt con thạch sùng

Tự chế bẫy thằn lằn bằng chai nước: Cắt phần đầu chai nước tạo thành cái phểu rồi quay ngược lại nhét vào phần còn lại. Bỏ con mồi thằn lằn hay ăn như cào cào, kiến, mối .. vào chai rồi đặt nơi thằn lằn hay xuất hiện. Khi thằn lằn chui vào chai ăn mồi sẽ không thoát ra được.

Bẫy thạch sùng bằng câu

Chế cần câu thằn lằn bắt cực kỳ dễ dàng: Cần  câu 1 đầu được làm bằng cọng dừa buộc vào 1 cây nhẹ. Đầu cọng dừa buộc 1 túm lông gà hay túm nhỏ sợi vải vừa bằng con bướm nhỏ.

Khi thằn lằn xuất hiện chúng ta nhứ cái túm lông sát tường thằn lằn chạy theo ăn thì giật vừa rơi xuống vị trí của mình để bắt lấy. Hoặc chuẩn bị 1 cái thùng sơn để hứng. 

Nuôi thạch sùng làm cảnh

Cách nuôi thạch sùng cảnh

Nuôi vài con thằn lằn trong tiểu cảnh hồ kiếng cũng rất thú vị. Điều quang trọng là trang trí tiểu cảnh sao cho phù hợp và sinh động. Chọn những chi tiết nhỏ để khi thằn lằn bò lên tạo cảm giác nó lớn với khung cảnh. Không nên chọn những đồ trang trí quá lớn, tủ kiến chọn kích thước nhỏ từ 60 cm x 30 cm x 30 cm.

Thức ăn của Thạch Sùng: Thức ăn của thằn lằn đa dạng có thể tận dụng các loại côn trùng bắt được từ kiến, mối, bướm, châu chấu, dế … hoặc thịt băm, cơm nguội hoặc sâu gạo.

su tich con thach sung

Sự tích và Tóm tắt truyện con Thạch Sùng

Có hai vợ chồng một người nghèo khó tên là Thạch Sùng, sống bằng nghề ăn xin và góp nhặt được một số vốn. Một hôm có một đạo sĩ bảo rằng nhìn điềm trời đoán biết sẽ mưa lụt to. Sùng liền đem hết tiền để mua gạo. 

Tháng Tám năm ấy trời làm một trận lụt lớn, làm giá gạo tăng vọt. Sùng đem số gạo tích trữ của mình ra bán, trở nên giàu có và thôi nghề ăn xin.

Sùng trở thành một phú ông, lại nhờ tài buôn bán và cho vay lãi, gia tài của ông ngày càng lớn, và mua được địa vị, vua phong tước cho ông tước quận công.

Em hoàng hậu họ Vương cũng là tay cự phú và tiêu tiền phí vào bậc nhất, khi gặp Sùng trong một bữa tiệc hai bên đều muốn khoe của. Ai cũng khoe mình nhiều tiền của và tự cho mình là giàu hơn. Các quan thấy vậy bèn nói:

Hai ngài cãi nhau như thế không ích gì cả. Cần phải có chứng cớ thì chúng tôi mới tin. Hai ngài hãy trưng của cải ra cho chúng tôi xem. Ai thua phải nộp cho bên được mười thúng vàng. Chúng tôi sẽ làm chứng cho…

Hai bên nhận lời và ký vào giấy giao ước, nếu ai thua cuộc thì mất toàn bộ gia sản. Hai bên mang đủ thứ tài sản trong nhà ra khoe: gấm vóc, sừng tê, ngói thuỷ tinh, đá lát nhà, san hô, ngựa thiên lý, ngọc, bạc, vàng… Vẫn không ai chịu kém ai.

Sự tích con thạch sùng

Hoàng hậu lo cho em mình thua cuộc, có phái mấy viên hoạn quan nhiều mưu trí đi theo để giúp sức bày kế cho Vương Khải nên thách Sùng đưa ra mẻ kho.

Vì mẻ kho là thứ nồi đất mẻ mà chỉ nhà nào cùng khổ lắm mới dùng để nấu thức ăn, mà lúc đó Sùng đã quá giàu có, bỏ đi từ lâu không dùng nữa, không có nên đành thua cuộc.

Thạch Sùng cay đắng nhìn thấy tất cả gia sản cho đến vợ con, nàng hầu, nô tỳ… đều chạy sang tay họ Vương, ông tắc lưỡi tiếc cho cơ nghiệp tự tay mình gây dựng trong bao năm đến nay lại hoàn tay trắng. Rồi ông chết, hóa thành con thạch sùng (hay còn gọi là thằn lằn) thỉnh thoảng lại chắt lưỡi kêu lên mấy tiếng chép miệng vì tiếc của..

Câu hỏi liên quan đến con Thằn Lằn

Con Thạch Sùng số mấy ? Số 32, 72

con an thach sung

Con gì ăn thạch sùng

Các loài động vật ăn loài này rất nhiều trong đó phải kể đến như các loài chim ăn thịt chim bìm bịp, chim sáo … tắc kè, rắn, mèo cũng thi thoảng bắt thạch sùng tuy nhiên thằn lằn thường nằm trong kẹt nên thường rất khó bắt. Khi bị kẻ thù đuổi chúng thường tự cắt đuôi để thoát thân

Thạch Sùng đẻ trứng hay đẻ con

Thằn lằn là loài đẻ trứng. Mỗi lần đẻ từ 3-5 trứng chúng có tới 7 ổ trứng cùng 1 lúc nên chúng có thể đẻ liên tục đến 30-35 trứng . Trứng có màu trắng nhỏ bằng đầu đũa. Chúng thường đẻ trong kẹt tường, hốc cây.

Trứng thạch sùng

Công dụng chữa bệnh của Con thạch sùng

Theo trang chủ của Bộ Y Tế thạch sùng vị mặn, tính hàn, có ít độc, có tác dụng bổ phế thận, ích tinh huyết, chỉ khái định suyễn, khứ phong hoạt lạc, tán kết giải độc, an thần, chống co giật…

Công dụng chữa bệnh của con thạch sùng

Thằn lằn được dùng để chữa các chứng bệnh như trúng phong tê liệt (liệt bại do tai biến mạch não), trẻ em kinh phong (co giật), trẻ em cam tích, lao hạch, ho nhiều do hư lao, hen phế quản, ho ra máu, dương liệt dương, viêm đa khớp dạng thấp, các chứng đau do thần kinh, nấm da, cước khí …

Tuy nhiên không nên nuốt thằn lằn sống vì phương pháp này chưa kiểm chứng cũng như trong phân thằn lằn có độc sẽ gây tác hại không mong muốn. 

Con thạch sùng sống được bao lâu ?

Theo Wikipedia tuổi thọ của con thạch sùng khoảng 5 năm.

Ý nghĩa con thạch sùng

Trong nông nghiệp loài này là loài thiên địch có lợi với nông nghiệp. Chúng ăn và tiêu diệt những loài côn trùng có hại để bảo vệ cây trồng.

Trong tự nhiên chúng có vai trò cân bằng hệ sinh thái trong chuỗi thức ăn. Chúng ăn các loài côn trùng và là thức ăn của các loài khác như Chim, các loài thằn lằn lớn, rắn …

Vòng đời của con thạch sùng

Con non – lột xác nhiều lần – Con trưởng thành – Đẻ trứng – Con non  

Trả lời