Tre Điền Trúc (Lục trúc, Tre Bát độ) là giống tre lấy măng phổ biến nhất Việt Nam. Danh pháp khoa học: Sinocalamus sternoauritus W.T.Lin. Họ Hòa thảo Poaceae.

Mục Lục
Nguồn gốc tên gọi Tre Lục trúc, Tre Bát độ và Tre Điền Trúc
3 giống tre này có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc vì vậy lúc du nhập vào Việt Nam chúng mang tên Hán Việt khác nhau nhưng thực chất Tre Bát Độ, tre Lục trúc và tre Điền Trúc là cùng 1 loài.
Giống tre lấy thân
Giống tre lấy thân để làm thủ công mỹ nghệ trang trí, làm công trình là giống tre Mạnh Tông.
Tre Mạnh tông là loài tre có thân to, thẳng thường. mọc cụm, không gai. Thân cây cao 12 – 15 m, đường kính thân 10 – 15 cm, lóng dài 30 – 40 cm, vách thân dày 2,2 cm, ngọn cong rủ.

Thân cây thẳng, tròn đều. Thân non có nhiều lông mịn mầu hung. Phía trên và dưới vòng mo phủ một lớp lông mịn màu hung, những đốt nằm sát mặt đất thường rất ngắn, có nhiều rễ chùm mọc ra. Người thợ thường lấy đoạn này để chế tác đồ thủ công.
Măng Mạnh tông ăn ngon nhưng không ăn sống được, nhiều xơ khi nấu măng phải luộc thật kĩ để măng không bị đắng.
Trồng tre lấy măng loại nào tốt nhất
Theo các chuyên gia thì trồng tre lấy măng nên trồng loại tre Điền Trúc ( Tre Lục Trúc, Tre Bát độ) là tốt nhất vì những nguyên nhân sau:
Măng loài tre này ăn ngọt, ngon, giòn, thịt trắng, dày, vỏ mỏng, ít xơ hơn các loài tre khác măng Điền Trúc có thể chế biến thành rất nhiều món ăn, có thể ăn luôn mà không cần phải luộc qua nước như các loại măng tre khác.
Gía bán loại măng Điền trúc (Lục trúc, Bát độ) cao hơn so với các loại măng tre khác. Nhu cầu thị trường ưa chuộng hơn.
Ưu điểm nổi bật của giống Điền trúc (tre Lục Trúc, tre Bát độ) là khả năng chịu hạn tốt, năng suất măng cao. Sau khi trồng 2 năm thì tre cho măng, năng suất cao nhất có thể đạt 135 tấn/ha, thấp nhất là 90 tấn/ha. Năng suất cao trung bình mỗi gốc Điền trúc cho từ 10 – 15 kg măng.
Thời gian thu hoạch măng kéo dài 15 đến 20 năm, thời gian thu hoạch trong năm từ tháng 6 đến tháng 10.

Đặc điểm Tre Lục trúc ( Tre Điền Trúc, Tre Bát độ)
Tre lục trúc hay còn được gọi là tre Điền Trúc, Tre Bát độ có đường kính thân từ 5-7 cm, cao từ 7-10 cm lá to dài từ 30-40 cm bảng lá rộng 4-5 cm, Khi tre còn non, thân cây sẽ có màu xanh và chuyển thành xanh thẫm khi trưởng thành.
Đốt thân Tre Lục trúc ( Tre bát độ) không nổi rõ vòng mo mà chỉ nổi mắt lóng. Những đốt tre ở gần gốc không nổi nhiều rễ, gốc tre có màu xanh. Trên mỗi đốt có nhiều cành nhỏ, những đốt ở trên cao phân thành cụm khóm.
Thân ngầm là dạng củ sẽ được sinh ra từ 4 đến 8 mắt chồi. Trong đó, 2-4 mắt chồi sẽ có khả năng sinh măng để phát triển thành cây.
Cách nhân giống tre điền trúc
Có 3 cách nhân giống phổ biến tre điền trúc là bứng gốc, chiết cành, giâm thân
Bứng gốc: chọn những gốc già muốn phá bỏ để bứng vừa giúp bụi cây kích thích ra măng, vừa cắt tỉa những cây không mong muốn. Chúng ta tiến hành bới đất xuống tới phần nối của gốc cây với bụi cây rồi chúng ta cắt ngay vị trí đó đem đi trồng vị trí khác. Tốt nhất là chúng ta nên trồng luôn chứ không cần giâm ủ.

Chiết cành: Nên chọn thời điểm mưa nhiều cành chiết sẽ nhanh ra rễ và tỉ lệ sống cao hơn.
Cách thức: chọn cành lớn nhất ở gần dưới gốc cây. Sau đó ta dùng dao chẻ tách phần cành và phần thân ra sao cho phần cành vẫn còn dính vào thân sau đó dùng đất, ni lông quấn vào phần đùi gà mới chẻ ra.
Giâm cành: Trong sản xuất cây giống tre người ta hay sử dụng phương pháp này do ưu điểm nhanh, sản xuất với số lượng lớn.
Cách thức: Chọn những thân cây đang còn non ( cây mới phát triển từ 2-3 tháng) tiến hành cắt từng đoạn từ 2-4 lóng. Phần giâm xuống đất từ 15-20 cm có đốt mắt cuối cùng, vị trí này sẽ sinh ra rễ
Giá giống tre lục trúc ( tre Điền trúc, tre Bát độ)
Gía giống tre lục trúc( tre Điền trúc, tre Bát độ) tùy thuộc vào kích thước cây mà có giá khác nhau:
Cây được chiết từ nhánh giá từ 25.000-30.000 đ/ 1 cây.
Cây được giâm từ thân giá từ 40.000-60.000 đ/ 1 cây.

Hiện nay có thể mua giống măng tre điền trúc ở nhiều cửa hàng cây giống đều có bán hoặc trực tiếp nhân giống từ vườn có sẳn theo những phương pháp dưới đây sẽ giảm chi phí hơn.
Mọi thông tin liên hệ mua bán giống tre Điền Trúc: Thôn 4 – xã Văn Phú – TP Yên Bái – Yên Bái. KS Trần Hoàn: 0387072577
Măng Tre điền trúc (Củ Điền Trúc)
Măng điền trúc có tai măng hơi tù, không nhọn như tai măng mạnh tông. Trên thân măng có lông màu hung, khá mịn.
Củ Điền trúc ăn ngọt, ít xơ hơn các loại măng tre khác. Đặc biệt không cần phải luộc qua như các loại măng khác. Măng điền trúc có thể ăn liền.
Trung bình mỗi gốc tre Lục trúc cho từ 10 – 15 kg măng. Mùa thu hoạch măng tre lục trúc kéo dài hơn 6 tháng (từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch).

Kỹ thuật trồng tre điền trúc lấy măng
Tre Điền trúc sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 18 – 36 độ C, lượng mưa từ 1400 đến 3000mm/năm. Loài tre này không đòi hỏi cao về đất trồng: đất đồng bằng, đất đồi dốc, chân núi đều có thể trồng được.
Thời vụ, phương thức và mật độ trồng cây tre Điền trúc
Thời vụ trồng: ở miền Bắc nên trồng vào vụ xuân từ tháng 2-4. Ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-7. Nên trồng những ngày trời râm mát hoặc mưa nhỏ, trồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
Mật độ trồng: Trồng thuần loài mật độ 4x4m, trồng 600 cây/ha trên đất có độ dốc dưới 30 độ. Vùng núi dốc trên 30 độ ta nên trồng 400-450 cây/ha, khoảng cách 6x6m.

Xử lý đất, Đào hố: kích thước 50x50x50cm, rãi vôi trước khi trồng từ 20-30 ngày để xử lý đất bị chua phèn, chất độc còn tồn trong đất.
Trồng cây: Trước khi trồng cần rải thuốc phòng trừ kiến mối. Lèn chặt phần gốc cây với đất để giúp cây cố định dáng đứng thẳng. Dùng cỏ khô, rơm rạ hoặc thực bì ủ vào gốc để
Thu hoạch măng Điền Trúc ( măng Lục trúc, Bát độ): Khi măng có chiều cao 40-50cm thì tiến hành thu hoạch. Phần dưới gốc măng nên để lại 2-3 mắt để cây có thể ra măng tiếp từ gốc măng vào năm sau.